Kể chuyện : LÝ TỰ TRỌNG
I.MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ :
1.Dựa vào lời kể của GV và tranh MH, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu. HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
2.Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh LTT yêu nước, có lý tưởng, dũng cảm BV đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV : Tranh MH phóng to – Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh.
-HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kể chuyện 5 - Bài 1 đến bài 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 4 : Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết tên mật thám, cứu đồng chí và bị giặc bắt.
*Tranh 5 : Trước toà án giặc, anh hiên ngang khẳng định lý tưởng của mình.
*Tranh 6 : Ra pháp trường, anh vẫn hát vang bài QT ca.
+Hoạt động 2 : HS kể lại cả câu chuyện.
-Cho HS kể từng đoạn.
-Cho HS thi kể cả câu chuyện.
-Cho HS thi kể theo lời nhân vật.
-GV nhận xét, khen những HS kể hay.
b.3.Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
+Hoạt động 1 : GV gợi ý cho HS nêu câu hỏi.
-Các em có thể đặt câu hỏi để trao đổi về nội dung câu truyện.
-Có thể đặt câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
+Hoạt động 2 : GV đặt câu hỏi cho HS.
-Vì sao các nước người coi ngục gọi Trọng là “Ông nhỏ” ?
-Vì sao TDP vẫn xử bắn anh khi anh chưa đến tuổi vị thành niên ?
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
4.Củng cố :
-Chốt nội dung chính của bài.
-GV+HS bình chọn HS kể hay nhất.
-Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh.
5.Dặn dò :
-Về nhà học đọc thêm những câu chuyện ca ngợi những anh hùng, danh nhân của đất nứơc.
-Xem trước bài của tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-Đọc và ghi tên đầu bài vào vở.
-HS lắng nghe.
-HS vừa QS tranh vừa nghe thầy kể.
-1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm việc cá nhân.
-1HS thuyết minh về tranh 1, 2.
-1HS thuyết minh về tranh 3, 4.
-1HS thuyết minh về tranh 5, 6.
-1HS thuyết minh về tranh 1, 2, 3.
-1HS thuyết minh về tranh 4, 5, 6.
-2HS thuyết minh đủ 6 tranh.
-Lớp nhận xét.
-HS nhìn lên bảng phụ và nghe thầy giảng.
-1HS kể đoạn 1.
-1HS kể đoạn 2.
-1HS kể đoạn 3.
-2HS thi kể cả câu chuyện.
-2HS thi kể nhập vai.
-Lớp nhận xét.
-1 vài HS đặt câu hỏi, HS còn lại trả lời câu hỏi.
-Vì khâm phục anh, tuy tuổi nhỏ mà dũng cảm, chí lớn, có khí phách.
-Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh.
-Là thanh niên sống phải có lý tưởng.
-Làm người, phải biết yêu quê hương, đất nước.
-Cho em thấy được tấm gương về lòng dũng cảm kiên cường.
Rút kinh nghiệm:
Bài 2
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ :
1.Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
2.Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV : Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
-HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra :
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Nhận xét – đánh giá.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu :
-Trong tiết học hôm nay, thầy sẽ kể cho các em nghe về những anh hùng, danh nhân của đất nước mà em biết.
-Viết đầu bài lên bảng.
b.Các hoạt động :
b.1. HDHS kể chuyện:
+Hoạt động 1 : HDHS hiểu yêu cầu của đề bài.
-GV ghi đề bài lên bảng.
-Gạch dưới những từ ngữ cần chú ý, cụ thể gạch dưới những từ sau :
-Đề : Hãy kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
-GV giải nghĩa từ “Danh nhân” : là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được muôn đời ghi nhớ.
-GV giao việc : các em đọc lại đề bài và gợi ý trong SGK một lần. Sau đó các em lần lượt nêu tên câu chuyện mà các em đã chọn. Các em có thể kể 1 chuyện đã đọc, đã học ở lớp dưới.
+Hoạt động 2 : HDHS kể chuyện.
-Cho HS đọc gợi ý 3.
-Cho HS kể mẫu phần đầu của câu chuyện.
-Cho HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
-Cho HS thi KC trước lớp.
-GV nhận xét và khen những HSKC hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện hay nhất.
4.Củng cố :
-Các em hãy nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể trong giờ học.
-GV+HS bình chọn HS kể hay nhất.
-Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh.
5.Dặn dò :
-Về nhà kể lại cho người thân nghe.
-Xem trước bài của tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-2HS kể lại câu chuyện LTT.
-Cho em thấy được tấm gương về lòng dũng cảm kiên cường.
-Đọc và ghi tên đầu bài vào vở.
-1HS đọc đề bài.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Lần lượt nêu tên câu chuyen mà mình đã chọn.
-Từng HS đọc lại trình tự KC.
-2HS khá, giỏi kể mẫu.
-Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình vừa trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Đại diện các nhóm thi kể.
-Lớp nhận xét bình chọn HS kể hay nhất.
-Nhiều HS nhắc lại.
Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện (Bài 3)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ :
HS kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt cuả người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV : Một số tranh ảnh gợi ý những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.
-HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra :
-Kiểm tra 2HS.
-Nhận xét – đánh giá.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu :
-Xung quanh ta có biết bao nhiêu người tốt. Họ đã làm được rất nhiều việc tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thân yêu. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe về việc làm tốt của một người mà em biết.
-Viết đầu bài lên bảng.
b.Các hoạt động :
b.1. HDHS kể chuyện:
+Hoạt động 1 : HDHS hiểu yêu cầu của đề bài.
-Cho HS đọc YC cua đề bài trong SGK.
-GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
-Đề : Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà em biết.
-GV nhắc lại YC : các em nhớ kể việc làm tốt của một người mà em biết chứ không kể lại chuyện các em đọc trên sách báo. Cũng có thể kể lại việc làm tốt của ch em.
-Cho HS đọc gợi ý và trao đổi về nội dung các gợi ý đó.
-Ngoài hững việc làm thể hiện hiện ý thức XD quê hương, đất nước đã nêu trong gợi ý còn có những việc làm nào khác ?
-Cho HS đọc lại các gợi ý.
-Cho HS nói về ề tài mình kể.
+Hoạt động 2 : HDHS kể chuyện trong nhóm.
-Cho HS đọc gợi ý 3.
-Cho HS kể chuyện trong nhóm.
+Hoạt động 3 : HDHS kể chuyện trước lớp.
-Cho HS kể mẫu.
-Cho HS kể.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét và bình chọn những câu chuyện hay nhất, người KC hay nhất.
4.Củng cố :
-GV+HS bình chọn HS kể hay nhất.
-Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh.
5.Dặn dò :
-Về nhà kể lại cho người thân nghe.
-Xem trước bài của tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-2HS kể lại 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân nước ta.
-Đọc và ghi tên đầu bài vào vở.
-1HS đọc đề bài, cả lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm lại đề bài và các gợi ý.
-HS trao đổi và phát biểu ý kến.
-HS đọc gợi ý 2, 3.
-Một số HS nói trước lớp về đề tài, về việc tốt, về ngời mình đã chứng kiến, tham gia và sẽ kể cho lớp nghe.
-1HS khá kể mẫu cho cả lớp nghe.
-2HS kể.
-Đaị diện các nhóm thi.
-Lớp nhận xét bình chọn HS kể hay nhất.
Rút kinh nghiệm:
Kể chuyện (Bài 4 )
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I.MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ :
1.HS kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa.
2.Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mỹ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-GV : Một số tranh ảnh MH trong SGK.
-HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Kiểm tra :
3.Bài mới :
a.Giới thiệu :
-Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim nổi tiếng. Câu chuyện có nội dung ntn ? có ý nghĩa gì lớn lao? Thầy sẽ giúp các em hiểu được điều đó qua tiết KC hôm nay.
-Viết đầu bài lên bảng.
b.Các hoạt động :
b.1. GV kể chuyện:
+Hoạt động 1 : GV kể lần 1 (không chỉ tranh).
-Đoạn 1 : Kể với giọng chậm rãi, trầm lắng.
-Đoạn 2 : Kể với giọng nhanh hơn, thể hiện sự căm hờn, nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của lính Mỹ.
-Đoạn 3 : Kể với giọng hồi hộp.
-Đoạn 4 : Kể với giọng trần thuật.
-Đoạn 5 : Kể với giọng tự nhiên.
-GV ghi tên các nhân vật trên bảng lớp.
*Mai-cơ : cựu chiến binh Mỹ.
*Tôm-xôn : chỉ huy đội bay.
*Côn-bơn : xạ thủ súng máy.
*An-đrê-ốt-ta : cơ trưởng.
*Hơ-bớt : anh lính da đen.
*Rô-nan : người lính sưu tầm tài liệu.
+Hoạt động 2 : GV kể chuyện lần 2 (chỉ tranh kể).
-GV kể đoạn 1.
-GV kể đoạn 2.
-GV kể đoạn 3.
-GV kể đoạn 4.
-GV kể đoạn 5.
(sau mỗi đoạn GV cho HSQS tranh và thuyết minh từng tranh).
b.2. HDHS kể chuyện:
+Hoạt động 1 : HDHS tìm hiểu YC của đề.
-Cho HS đọc YC của bài 1.
+Hoạt động 2 : cho HS – KC
-Cho HS kể đoạn.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét và khen người KC hay nhất.
b.3. Trao đổi về ý nghĩa của truyện:
-GV nêu câu hỏi :
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
4.Củng cố :
-GV+HS bình chọn HS kể hay nhất.
-Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh.
5.Dặn dò :
-Về nhà kể lại cho người thân nghe.
-Xem trước bài của tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
-Đọc và ghi tên đầu bài vào vở.
-HS lắng nghe và QS tranh ảnh.
-1HS đọc to, lớp lắng nghe.
-1 số HS KC.
-2, 3 HS thi kể.
-Lớp nhận xét.
-Chiến tranh thaật tàn khốc – Phải chấm dứt chiến tranh
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GA KE CHUYEN 5 TUAN 14 SOAN KI(1).doc