Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần học 9, 10

 I.Mục tiêu:

- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Chiều ngày 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:

 + Tháng 8-1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

 + Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần học 9, 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khởi nghĩa này có tác động thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?) - GV kết luận và giới thiệu nét cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế (23-8) và Sài Gòn (25-8). - GV nhận xét, rút ra ghi nhớ SGK/20. d. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời: + Khí thế Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì? + Cuộc vùng lên của nhân dân ta đã đạt được kết quả gì? Kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà? - GV nhận xét, rút ra kết luận đúng. e. Củng cố, dặn dò: - Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? - Về xem lại phần ghi nhớ và chuẩn bị bài 10. - GV nhận xét tiết học. -HS nhắc lại. -HS làm việc -HS trình bày kết quả, số khác nhận xét, bổ sung - HS làm việc theo yêu cầu. - Mời một số HS trình bày, số khác nhận xét, bổ sung. - Mời một số HS trình bày, số khác nhận xét, bổ sung. - Cho HS đọc lại - Mời một số HS trình bày, số khác nhận xét, bổ sung. Tuần 9 Môn: Địa lí 5 Bài: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I.Mục tiêu: - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam: + Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất. + Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. + Khoảng ¾ dân số Việt Nam sống ở nông thôn. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư. * HS khá, giỏi: Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động. * Giáo dục BVMT: Mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Mật độ dân số Việt Nam. Tranh, ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị ở Việt Nam. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề bài b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ, tranh ảnh SGK/84, 85 để trả lời các câu hỏi: + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? + Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? + Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta? - Gọi HS trình bày câu trả lời. - Mời HS lên bảng chỉ trên bản đồ những vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và dân tộc ít người. - GV nhận xét và kết luận. c. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì? - GV giải thích thêm: Để biết mật độ dân số, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó. Cho ví dụ. - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK/85. - Gọi HS trình bày câu trả lời. - GV kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao. * Tích hợp GD BVMT: Nhiều khó khăn xảy ra khi dân cư quá đông: Do nhu cầu về nhà ở, lương thực, thực phẩm, điện, nước, Người ta sẽ khai thác cạn kiệt môi trường và môi trường sẽ bị ô nhiễm (chất thải). d.Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi. - Yêu cầu HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng, buôn ở miền núi và trả lời câu hỏi ở mục 3 của SGK. - Gọi HS trả lời kết quả, chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân. - GV rút ra ghi nhớ SGK/86. e. Củng cố, dặn dò: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? - Chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại đề. - HS làm việc theo hướng dẫn. -HS trình bày câu trả lời. - HS trả lời. -HS làm việc theo yêu cầu. -HS phát biểu ý kiến. - HS làm việc - HS trả lời câu hỏi và làm việc với bản đồ. - HS nhắc lại phần ghi nhớ. - HS trả lời câu hỏi. Tuần 10 Môn: Lịch sử 5 Bài: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I.Mục tiêu: - Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: + Ngày 2-9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc. - Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. II.Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK. Ảnh tư liệu khác (nếu có). III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề bài b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp -GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc SGK tr. 21. -GV tổ chức cho HS thi tả quang cảnh ngày 2-9-1945. -GV yêu cầu HS bình chọn bạn tả hay nhất. - GV kết luận ý chính về quang cảnh ngày 2-9-1945. c. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi - GV yêu cầu HS đọc SGK tr. 22, làm việc theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta đã diễn ra như thế nào? - Gọi HS trình bày kết quả làm việc. - GV và HS nhận xét. - GV kết luận về những nét chính về diễn biến của lễ tuyên bố độc lập. d.Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: đọc 2 đoạn trích của bản Tuyên ngôn Độc lập và nêu nội dung chính. - Mời đại diện nhóm báo cáo - GV hỏi tiếp: Lời khẳng định của Bác Hồ đã thể hiện điều gì? - GV rút ra ghi nhớ SGK/23. e. Củng cố, dặn dò - Ngày 2-9 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta? - Về nhà học thuộc ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. -HS nhắc lại đề. - HS quan sát tranh và đọc - HS thi tả -HS trình bày kết quả làm việc. - HS thực hiện yêu cầu. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN. - Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - HS đọc lại. Tuần 10 Môn: Địa lý 5 Bài: NÔNG NGHIỆP I.Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta: + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp. + Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên. + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn). - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. * HS khá, giỏi: Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn. Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta. Bảng phụ có trình bày sẵn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a. GV giới thiệu và ghi đề bài. b. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK/87 và trả lời các câu hỏi: Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - GV kết luận: Là ngành sản xuất chính; phát triển mạnh hơn chăn nuôi. c.Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK. - Gọi HS trình bày câu hỏi. - GV kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa là nhiều nhất; cây ăn quả và cây công nghiệp đang được phát triển. - GV hỏi tiếp: + Vì sao cây trồng ở nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? + Nước ta đã đạt thành tựu gì trong việc trồng lúa? - HS thi kể tên các loại cây trồng ở địa phương em? d.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát hình, kết hợp vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi: + Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? + Hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? + Hãy chỉ trên lược đồ và cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi ở vùng nào? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - GV rút ra ghi nhớ SGK/88. e.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Hãy kể tên một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất? - GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nêu nội dung theo yêu cầu - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại đề. -HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. -HS phát biểu ý kiến. - HS làm việc - HS phát biểu ý kiến. - Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới. - Đủ ăn và dư gạo xuất khẩu. HS làm việc - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nhắc lại phần ghi nhớ - HS trả lời. Cây trồng Vật nuôi Vùng núi Vùng đồng bằng Xem của Tổ trưởng Duyệt của PHT Ngày: .. Tổ trưởng Ngày: .. P. Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docGan LSDL Tuan 910 co CKTKNTKNL.doc