Bài CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI
THU - ĐÔNG 1950
I.Mục tiêu:
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: anh có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 15, 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mất Đông Khê địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: anh có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam; lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV dùng bản đồ để chỉ đường biên giới và nhấn mạnh âm mưu của Pháp, do đó ta mở chiến dịch Biên giới, giới thiệu bài học.
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới trên lược đồ.
+ Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu.
b. Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu vì sao địch âm mưu khóa chặt biên giới Việt – Trung.
- GV nêu câu hỏi: quân ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
- GV KL: Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
c. Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm 4)
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm:
+ Nhóm 1: Kể lại sự kiện ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Nhóm 2: Kể lại sự kiện mất Đông Khê địch đã có những hành động nào?
+ Nhóm 3: Chỉ vào lược đồ và kể lại việc quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Nhóm 4: Kể lại tấm gương anh hùng La Văn Cầu
- GV mời đại diện nhóm báo cáo
- GV kết luận: Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
d. Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm 2)
- GV nêu nhiệm vụ: Quan sát hình 1, hình 3 trong SGK và nêu cảm tưởng của mình?
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và khen ngợi số HS có cảm tưởng tốt.
- GV rút ra ghi nhớ SGK/35.
e. Củng cố, dặn dò:
- Kể lại một sự kiện của chiến thắng Biên giới thu-đông?
- Hành động của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS xác định biên giới trên bản đồ, xác định điểm đóng quân của địch
- HS trả lời.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Nhóm khác bổ sung
- HS làm việc.
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS kể
- HS nêu, HS khác bổ sung.
Tuần 15 Môn: Địa lý lớp 5
Bài THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; Và nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu,
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
* HS khá, giỏi: Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nươc ta có nhiều cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, ; các dịch vụ du lịch được cải thiện.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịchm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. GV giới thiệu và ghi đề.
b. Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin và trả lời câu hỏi
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại?
+ Kể tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta?
- Gọi HS trình bày câu trả lời.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
- GV kết luận:
+ Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa; có vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; Và nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu,
c. Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
- Mời HS báo cáo.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ về một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
- GV kết luận: Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- GV rút ra ghi nhớ SGK/95.
e. Củng cố, dặn dò
- Nước ta xuất khẩu, nhập khẩu những gì?
- Kể tên một số điểm du lịch ở nước ta?
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
- HS thực hiện yêu cầu
.
- HS nêu, HS khác bổ sung.
-HS thao tác với bản đồ.
-HS làm việc.
- Đại diện nhóm nêu, số khác bổ sung.
- HS chỉ và nêu tên các điểm du lịch
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS trả lời. HS khác bổ sung.
Tuần 16 Môn: Lịch sử lớp 5
Bài: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU
CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I.Mục tiêu:
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5/ 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II. Đồ dùng dạy học:
Ảnh các anh hùng tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952)
Aûnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng biên giới.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. GV giới thiệu và ghi đề bài.
b. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới và việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận câu hỏi sau:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào?
+ Đại hội đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng VN?
+ Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
c. Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm 4)
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận các vấn đề:
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới trên các mặt : kinh tế, văn hoá – giáo dục thể hiện như thế nào?
+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
- Gọi HS trình bày kết quả
d. Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm 2)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận:
+ Thời gian nào tổ chức Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
+ Việc tuyên dương này khẳng định điều gì?
+ Nêu tên 7 anh hùng được bầu chọn? Em có biết gì về 1 trong 7 anh hùng này?
- Cho HS báo cáo kết quả, số khác bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.
- Rút ra phần ghi nhớ.
d.Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh có tác dụng gì?
- Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5/ 1952 để làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS làm việc
- HS khác bổ sung.
- HS làm việc
- HS đọc lại
- Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
- Để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
Tuần 16 Môn: Địa lý lớp 5
Bài ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
Bản đồ trống Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. GV giới thiệu và ghi đề.
b.Hoạt động 1: (Làm việc nhóm 4)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Trả lời câu hỏi 1 trong SGK trang 101.
+ Chỉ trên bản đồ và nêu sự phân bố dân cư ở nước ta? Đặc điểm về dân cư?
- GV nhận xét, kết luận.
c.Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
- GV giao nhiệm vu:ï
+ Xác định trên bản đồ (trống) và nêu tên một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
+ Nêu tên một số ngành kinh tế của nước ta? Đặc điểm các ngành kinh tế?
d.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nêu một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc theo yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát bản đồ và nêu tên.
-HS lắng nghe.
Xem của Tổ trưởng
Duyệt của PHT
Ngày: ..
Tổ trưởng
Ngày: ..
P. Hiệu trưởng
File đính kèm:
- Gan LSDL Tuan 1516 co CKTKNTKNL.doc