Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 1, 2

Bài dạy: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH

I. Mục tiêu:

- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.

 + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).

 + Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

 + Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.

- Biết các đường phố, trường học, . ở địa phương mang tên Trương Định.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ Hành chính Việt Nam.

- Phiếu học tập của HS.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330 000 km² - Chỉ phần đất liền VN trên bản đồ (lược đồ). * Đối với HS khá, giỏi: Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả Địa cầu. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a.Giới thiệu bài: GV ghi đề bài. b.Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân) Mục tiêu: HS chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ, lược đồ và trên quả địa cầu. Mô tả được vị trí địa lí của nước Việt Nam. Tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK/66. + Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào? + Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ. + Phần đất liến của nước ta giáp với những nước nào? Tên biển là gì? + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta. - Gọi HS trình bày kết quả làm việc. KL: GV nhận xét, chốt lại kết luận. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/68. c.Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) Mục tiêu: Mô tả được hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ của nước Việt Nam. Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. Tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 2 /67. - Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau: + Phần đất liền của nước ta có những đặc điểm gì? + Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? + Diện tích lãnh thổ của nước ta khoảng bao nhiêu km2? + So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu. - Gọi đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. - GV và HS nhận xét. KL: GV rút ra kết luận. d.Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu những kiến thức vừa học. Tiến hành: -GV treo 2 lược đồ trống trên bảng. -Gọi 2 nhóm HS tham gia trò chơi lên đứng xếp 2 hàng dọc phía trước bảng. -Mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa đã chuẩn bị sẵn, khi nghe hiệu lệnh 2 đội lần lượt lên gắn tấm bìa vào bảng, đội nào gắn đúng và xong trước là đội thắng. -GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. e.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò -Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu km2? -Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. -GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại đề. - HS quan sát hình. - HS làm việc theo nhóm 4. - HS trình bày kết quả làm việc -2 HS đọc phần ghi nhớ. - HS quan sát hình. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trả lời . -HS tham gia trò chơi. -HS trả lời. Tuần 2 Môn: Lịch sử Tiết: 2 Bài dạy: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: - Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh: + Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước. + Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản. + Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc. * HS khá, giỏi: Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước. II. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: 3’ - Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua? - Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân đối với Trương Định. 2.Bài mới: 37’ Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a.Giới thiệu bài: GV ghi đề bài. b.Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm) Mục tiêu: HS hiểu về người anh hùng Nguyễn Trường Tộ. Tiến hành: -GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 để chia sẻ những thông tin về Nguyễn Trường Tộ. +Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, thư ký ghi vào phiếu các thông tin cả nhóm tìm hiểu được. -Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. -GV và HS nhận xét, bổ sung. KL: GV chốt lại kết quả đúng. c.Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm đôi) Mục tiêu: HS biết những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Tiến hành: -GV yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Những đề nghị để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì? +Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao? +Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ. -GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi trên. -Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. KL:GV nhận xét, chốt lại ý đúng và rút ra ghi nhớ. -Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ SGK/7. d.Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp) Mục tiêu: HS biết: Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào? Tiến hành: -GV nêu câu hỏi: +Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng? -GV nhận xét, chốt ý. e.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. -GV nhận xét tiết học. -HS nhắc lại đề. -HS làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. -Đại diện nhóm trình bày . - HS đọc các thông tin trong SGK và trao đổi lẫn nhau - HS trình bày kết quả làm việc. - 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. -HS phát biểu ý kiến. -HS trả lời. Môn: Địa lí Tiết: 2 Bài dạy: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I.Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN có ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản chính của VN: than, sắt, a-pa-tit, dầu mõ, khí tự nhiên, - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quãng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mõ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam, * Đối với HS khá, giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc – đông nam, cánh cung. Tích hợp TKNL: - Than, dầu mõ, khí tự nhiên – là nguồn tài nguyên NL của đất nước. - Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mõ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay. - Ảnh hưởng của việc khai thác này đối với mơi trường.. - Cần khai thác một cách hợp lý và SDNLTK&HQ II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ khoáng sản Việt Nam. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Kiểm tra bài cũ: (3’) - Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu km2? - Chỉ và nêu tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ Việt Nam. 2.Bài mới: 37’ Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. a.Giới thiệu bài: GV ghi đề bài b.Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân) Mục tiêu: HS biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta. Kể tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 SGK/69 - GV yêu cầu HS làm việc theo yêu cầu SGK/68. - Gọi HS trình bày kết quả làm việc. KL: GV và HS nhận xét, chốt lại kết luận. c.Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) Mục tiêu: Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tit, bô-xit, dầu mỏ. Tiến hành: -GV yêu cầu HS dựa vào hình 2 SGK/70 và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi SGK/70. -Cho HS thảo luận theo nhóm. -Gọi đại diện các nhóm trình bày câu hỏi. -GV nhận xét, kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiết, a-pa-tit, bô-xit. - Than, dầu mõ, khí tự nhiên – là nguồn tài nguyên NL của đất nước. -Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/71. d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức các em vừa học. Tiến hành: -GV treo 2 bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam. -GV cho HS lên chỉ bản đồ theo yêu cầu. -Yêu cầu cả lớp nhận xét. GV tích hợp: - Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mõ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay. - Ảnh hưởng của việc khai thác này đối với mơi trường. e.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - Nêu đặc điểm chính của địa hình phần đất liền của VN. - Nêu tên một số khoáng sản chính của VN. - Cần khai thác một cách hợp lý và SDNLTK&HQ - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại đề bài. - HS đọc và quan sát hình. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày kết quả . - HS quan sát hình và đọc các thông tin trong SGK. - HS làm việc theo nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. - 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ - HS thực hành chỉ bản đồ. - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ - Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ Với HS khá, giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc – đông nam, cánh cung. Xem của Tổ trưởng Duyệt của PHT Ngày: .. Tổ trưởng Ngày: .. P Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docTuan 1,2 - LS DL 5 có CKTKN+TKNL.doc
Giáo án liên quan