Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I - Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Học xong bài này, HS biết:

 Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.

 Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Phiếu học tập.

 Hình trong SGK phóng to

 HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I - Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI š&› A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học xong bài này, HS biết: Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến. Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Phiếu học tập. Hình trong SGK phóng to HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước . Sau đó nhận xét và cho điểm từng học sinh . - Giáo viên hỏi : Em hiểu thế nào là hậu phương ? Thế nào là tiền tuyến ? - 4 học sinh lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi : + Tại sao ta mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950? + Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới thu- đông 1950. + Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu? - Học sinh nêu trước lớp : + Tiền tuyến là nơi giao chiến giữa ta và địch . + Hậu phương là vùng tự do ( Không bị địch chiếm đóng ) . Trong kháng chiến, hậu phương là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến . II. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài : Sau thất bại ở Biên giới, tháng 12- 1950 Pháp cử Đại tướng Đơ Lát-đơ Tát-xi-nhi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp . Ông ta đã đề ra một kế hoạch nhằm xoay chuyển đảo ngược tình thế giữa ta và địch đó là : Đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự . Trong tình hình đó, chúng ta càng đẩy mạnh xây dựng hậu phương vừng chắc để chi viện cho tiền tuyến . Chúng ta cùng tìm hiểu vể hậu phương trong những ngày sau chiến dịch Biên giới . 2. Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2- 1951) - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì? - GV nêu tầm quan trọng của đại hội : * Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến , nhiệm vụ của toàn dân tộc ta. - GV nêu yêu cầu: + Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( 2-1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì? - Gọi HS nêu ý kiến trước lớp. - GV chốt ý chính. - Học sinh : Hình chụp cảnh của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( 2 – 1951 ). - Học sinh dùng bút chì gạch chân dưới nhiệm vụ cơ bản hiện nay mà Đại hội đề ra cho cách mạng : Nhiệm vụ : Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn . Để thực hiện nhiệm vụ cần : + Phát triển tinh thần yêu nước . + Đẩy mạnh thi đua . + Chia ruộng đất cho nông dân. - 1 học sinh nêu ý kiến, các học sinh khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh . 3. Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới. - HS làm việc theo nhóm 6, thảo luận trả lời những câu hỏi sau: + Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục thể hiện như thế nào? + Theo em, vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy? + Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến? - GV tổ chức cho các nhóm thi đua trình bày ý kiến. Sau đó yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa 2,3 và nêu nội dung từng hình . - GV hỏi:Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì? - Học sinh hoạt động trong nhóm cùng thảo luận các vấn đề giáo viên đưa ra, sau đó ghi vào phiếu học tập của nhóm mình : + Sự lớn mạnh của hậu phương : Đẩy mạnh sản xuất lương thực , thực phẩm. Các trường đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất . Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo được vũ khí phục vụ kháng chiến . + Vì Đảng lánh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước . + Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao . + Tiền tuyến được chi viện dầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao . - Đại diện mỗi nhóm trình bày về một vấn đề , các nhóm khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh . - Học sinh quan sát và nêu nội dung . Học sinh : Việc các chiến sĩ bộ đọi cũng tham gia cấy lúa giúp dân cho thấy tình cảm gắn bó quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để bảo đảm cung cấp cho tiền tuyến . - Giáo viên giới thiệu thêm : Trong thời gian này chúng ta đã xây dựng được các xưởng công binh chế tạo vũ khí đạn dược phục vụ kháng chiến . Từ năm 1951- 1953, từ liên khu IV trở ra đã sản xuất được 1310 tấn vũ khí, đạn dược. Giáo viên vẽ lên bảng hình biểu diễn sau để học sinh ghi nhớ nội dung bài : Hậu phương lớn mạnh : - Sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm. - Đào tạo được nhiều cán bộ Đảng phát động thi đua yêu nước, nhân dân tích cực thi đua Tiền tuyến được chi viện đày đủ, vững vàng chiến đấu THẮNG LỢI 4. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất. - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - Giáo viên nêu câu hỏi: + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào? + Đại hội nhằm mục đích gì? + Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn. + Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên? - GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh trao đổi và nêu ý kiến. Mỗi câu hỏi 1 học sinh trả lời , các học sinh khác theo dõi nêu ý kiến bổ sung . + Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào ngày 1-5-1952. + Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuọc kháng chiến . + các anh hùng được Đại hội bầu chọn là : Anh hùng Cù Chính Lan . Anh hùng La Văn Cầu. Anh hùng Nguyễn Quốc Trị . Anh hùng Nguyễn Thị Chiên. Anh hùng Ngô Gia Khảm . Anh hùng Trần Đại Nghĩa . Anh hùng Hoàng Hanh . + Một số học sinh trình bày trước lớp . III. Củng cố – dặn dò. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

File đính kèm:

  • doc16. Lịch sử Hᅡ̣U PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIᅧ́N DỊCH BIᅧN GIỚI.doc