Giáo án môn học Lịch sử, địa lý lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 32

LỊCH SỬ: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Tuần 29

I/Mục tiêu:

- Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976:

+ Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.

+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, và đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định là TPHCM.

II/Đồ đùng dạy học: *HS: Sách giáo khoa.

 *GV: Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.

III/Hoạt động dạy học:

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử, địa lý lớp 5 - Tuần 29 đến tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 là ngày vui nhất của nhân dân ta? b. HĐ2: Tìm hiểu những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI. - Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI. c. H Đ3: Ý nghĩa cuộc bầu cử và cuộc họp đầu tiên Quốc hội khóa VI. -Việc bầu cử QH thống nhất và kì họp đầu tiên của QH thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại như thế nào? -GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử Quốc hội khoá VI. -Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất. C. Củng cố, dặn dò: -Bài sau: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. -Thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa,nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình - HS trả lời - HS nêu về:tên nước,qui định Quốc kì,Quốc ca,Quốc huy,chọn thủ đô,đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định, bầu chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, chính phủ. - Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 n ăm lại được thống nhất về mặt nhà nước. LỊCH SỬ: XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH Tuần 30 I/Mục tiêu: - Biết nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. - Biết nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, II/Đồ đùng dạy học: *HS : Sưu tầm ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ: -Kiểm tra bài: Hoàn thành thống nhất đất nước. B. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề a. Hoạt động 1: Thời gian địa điểm xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu? b. Hoạt động 2:Tinh thần lao động của công nhân Việt Nam và Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần ntn? c. Hoạt động 3: Những đóng góp của nhà máy thủy điện Hòa Bình -Hãy nêu những đóng góp của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta? -Nêu cảm nghĩ sau khi học bài này, nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của nước ta. C. Củng cố, dặn dò: -Bài sau: Ôn l.sử nước ta từ giữa TK XIXđến nay. - Nhà máy chính thức khởi công vào ngày 6-11-1979 - Xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hòa Bình. - Sau 23 năm thì hoàn thành ( từ năm 1971 dến năm 1994). -HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - Họ làm việc cần mẫn , kể cả ban đêm. Hơn 3vạn người và xe cơ giới làm việc hối hả.Dù khó khăn thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành công việc. - Hạn chế lũ lụt đồng bằng Bắc Bộ. - Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành phố, phục vụ cho đời sống của nhân dân. - Nhà mày TĐHB là công trình tiêu biểu đầu tiên thể hiện thành quả của công nhân xây dựng XHCN Lịch sử địa phương: ĐẠI QUANG – MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI Tuần 31 I.Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của xã Đại Quang. - Học sinh liên hệ thực tế trên địa bàn xã. II. các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài cũ: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình 3. Bài mới: a. Hoạt động1: Vị trí địa lí - Trình bày vị trí địa lí của xã Đại Quang. - Diện tích xã Đại Quang là bao nhiêu? Gồm mấy thôn? - Đại Quang có số dân khoảng bao nhiêu? b.Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên - Địa hình của xã Đại Quang có đặc điểm như thế nào? - Hãy kể tên một số ao bàu, khe suối, gò đồi của xã Đại Quang? - Đai Quang có những những đường Quốc lộ nào? 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học - Là xã miền núi thuộc huyện Đại Lộc, cách trung tâm huyện lị 5km về phía tây. Đông giáp xã Đại Nghĩa, tây giáp xã Đại Đồng, nam giáp xã Đại Minh, Đại Phong, bắc giáp huyện Hiên và huyện Hòa Vang. - Diện tích xã Đại Quang là: 36,67km2, gồm 9 thôn (Phước Lộc- Đồng Me, Phú Hương, Phương Trung, Đông Lâm, Hòa Thạch, Tam Hòa, Trường An, Mỹ An,Song Bình ) -Số dân của Đại Quang là:12194 người. - Là xã thuộc vùng núi thấp, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất toàn xã, có nhiều ao bàu, các gò đồi, khe suối. + Các ao bàu : bàu Lở, bàu Dông, bàu Đá... + Các khe suối : suối Bà Thai, khe Phước Lộc... + Các gò đồi : gò Đình, gò Chùa... - Quốc lộ 14B, đường 609 rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán giữa các vùng miền. Địa lí địa phương: ĐẠI QUANG – MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI Tuần 31 I. Mục tiêu: Học sinh biết được - Những hoạt động sản xuất của người dân xã Đại Quang. - Đại Quang là mảnh đất có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,người dân nơi đây có đời sống văn hóa tinh thần phong phú. - Giáo dục học sinh lòng tự hào về quê hương của mình. II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh một số nhà máy xí nghiệp ở trên địa bàn xã, tranh ảnh những hoạt động sản xuất, lễ hội của người dân nơi đây. - Tranh ảnh các di tích văn hóa lịch sử của xã nhà. II. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài cũ: Đại Quang – mảnh đất – con người 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: Lao động sản xuất - Người dân xã Đại Quang sống chủ yếu bằng nghề gì? - Ngoài những nghề trên, người dân Đại Quang còn có những nghề nào khác nữa? - Hiện nay ở Đại Quang có những nhà máy công nghiệp nào góp phần giải quyết việc làm cho người dân nơi đây? b. Hoạt động 2: Đời sống văn hóa tinh thần N1: Em hãy kể những tấm gương tiêu biểu của Đại Quang qua hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ. N2: Trên lĩnh vực văn hóa Đại Quang có những nhà văn, nhà thơ nào? Em biết gì về họ? N3: Đai quang có những di tích lịch sử nào? N4: Hãy kể tên một số lễ hội của người dân xã Đại Quang? 4. Củng cố dặn dò: Giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống văn hóa của quê hương. - Người dân Đại Quang sống chủ yếu bằng nghề nông, một số ít sống chủ yếu bằng nghề nuôi tằm, nghề mộc và nghề buôn bán nhỏ. - Khai thác đá tràng thạch, trồng rừng, kinh tế trang trại, -Nhà máy gạch tuynen, Nhà máy thức ăn gia súc, Nhà máy cao su, Nhà máy gạch men Prime - Hoạt động nhóm - Trương Quang Lạc, Trần Trí( Hòa Thạch),Nguyễn Hưng( Đông Lâm),Trịnh Thị Liền( Phú Hương), Trần Tống( Song Bình) - Nhà thơ Nam Trân,nhà văn Nguyễn Văn Bổng. - Miếu Thừa Bình, Đền tưởng niệm Trường An - Hát bộ, hát dân ca, bài chòi, đua thuyền trên sông Vu Gia vào các dịp lễ, Tết Lịch sử địa phương: ĐẠI QUANG – MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI Tuần 32 I.Mục tiêu: Giúp học sinh biết về cuộc đời, sự nghiệp của người nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trịnh Thị Liền. - Giáo dục học sinh lòng yêu quí kính trọng bà. II. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài cũ: : Đại Quang – mảnh đất – con người 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: Thân thế của bà Trịnh Thị Liền - Bà Trịnh Thị Liền sinh ngày tháng năm nào, tại đâu? b. Hoạt động 2: Các thời kì hoạt động Cách mạng của bà Trịnh Thị Liền - Bà tham gia hoạt động cách mạng từ năm nào? - Trong thời kì chống Pháp bà đã giữ các chức vụ gì? - Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết Bà đã làm gì, ở đâu? - Sau ngày miền Nam giải phóng đồng chí giữ các chức vụ gì? - Bà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu gì? 4. Củng cố dặn dò: Trường ta được mang tên ai? Em hãy trình bày thân thế và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bà. - Em biết gì thêm về những đóng góp của Bà qua hai cuộc kháng chiến? - Bà Trịnh Thị Liền sinh năm (1924- 1998) tại Phú Hương- Đại Quang – Đại Lộc – Quảng Nam. - Bà tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1947. - Trong thời kì chống Pháp Bà đã giữ các chức vụ: Hội phó hội phụ nữ, phó bí thư chi bộ - Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết Bà đã được phân công ở lại địa phương hoạt động, Bà đã trở thành người phụ nữ tiêu biểu cho tinh thần “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” góp phần cùng nhân dân xã nhà lập nhiều chiến công xuất sắc. - Sau ngày miền Nam giải phóng đồng chí giữ các chức vụ: Chính trị viên xã đội, phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện, chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã. - Với những đóng góp to lớn của Bà Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu: AHLLVTND vào ngày 30 – 10 – 1978. - Học sinh nêu. Địa lí địa phương: ĐẠI QUANG – MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI Tuần 32 I.Mục tiêu: Nhằm ôn lại những kiến thức về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Đại Quang. - Trưng bày những tranh ảnh về hoạt động sản xuất, lễ hội của người dân nơi đây. II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh về hoạt động sản xuất, lễ hội của người dân Đại Quang. II. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Bài cũ: Đại Quang – mảnh đất – con người 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên - Trình bày vị trí địa lí của xã Đại Quang. - Địa hình của xã Đại Quang có đặc điểm như thế nào? b. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất và đời sống văn hóa tinh thần của người dân. - Nêu những nghành nghề chính của người dân xã Đại Quang? - Em hãy kể những tấm gương tiêu biểu qua hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ, các nhà văn, nhà thơ của xã Đại Quang. - Đại Quang có những di tích lịch sử nào?Hãy kể tên một số lễ hội của người dân xã Đại Quang? c. Hoạt động 3: Trưng bày những tranh ảnh sưu tầm về kinh tế, văn hóa của xã nhà trong thời kì phát triển. 4. Củng cố dặn dò: Trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch - Là xã miền núi thuộc huyện Đại Lộc, cách trung tâm huyện lị 5km về phía tây. Đông giáp xã Đại Nghĩa, tây giáp xã Đại Đồng, nam giáp xã Đại Minh, Đại Phong, bắc giáp huyện Hiên và huyện Hòa Vang. - Là xã thuộc vùng núi thấp, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất toàn xã, có nhiều ao bàu, các gò đồi, khe suối. - Người dân Đại Quang sống chủ yếu bằng nghề nông, một số ít sống chủ yếu bằng nghề nuôi tằm, nghề mộc và nghề buôn bán nhỏ. - Trương Quang Lạc, Trần Trí( Hòa Thạch),Nguyễn Hưng( Đông Lâm),Trịnh Thị Liền( Phú Hương), Trần Tống( Song Bình) - Nhà thơ Nam Trân,nhà văn Nguyễn Văn Bổng. - Miếu Thừa Bình, Đền tưởng niệm Trường An - Hát bộ, hát dân ca, bài chòi, đua thuyền trên sông Vu Gia vào các dịp lễ, Tết - Các nhóm trưng bày tranh ảnh mà các em đã sưu tầm và giới thiệu cho các bạn biết. - Các nhóm cử đại diện giới thiệu những cảnh đẹp, các di tích lịch sử để mọi người biết.

File đính kèm:

  • docLich su dia li tiet 29 -32.doc