Giáo án các môn học Lớp 5 - Tuần 29, 30

TUẦN 29

Tập đọc

 MỘT VỤ ĐẮM TÀU

Thời gian:40’ sgk/108

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 -Luyện đọc:

 + Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.

 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể cảm động, phù hợp với những tình tiết bất ngờ của chuyện.Phân biệt được vai nhân vật trong bài.

 -Hiểu được:

 +Nghĩa các từ: li-vơ-pun, bao lơn,.

 +Nội dung bài: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta.; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

 - GDHS luôn biết quý trọng tình bạn.

II. CHUẨN BỊ:

- GV : Tranh minh họa chủ điểm và bài đọc SGK phóng to. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.

- HS : Đọc bài và tự trả lời các câu hỏi

 

doc42 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học Lớp 5 - Tuần 29, 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Nam và nữ. ( 3-5 phút) Yêu cầu HS làm bài tập sau : -GV nhận xét ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập 1.( 12 phút) - Yêu cầu 1 học sinh đọc đề, 1HS nêu yêu cầu của đề. + Đọc bài tập 1, ở sách giáo khoa. Yêu cầu học sinh trình bày bài làm của mình. Giáo viên chốt lại nội dung bài 1 : ( Trên bảng phụ ) Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu b: Phong trào..cho sự nghiệp chung. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu a: Khi phương đông hót vang lừng. Ngăn cách các vế câu ghép Câu c: Thế kỉ thành sự nghiệp đó. -Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu phấy trong câu. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập 2. (15phút) -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. -Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện làm bài vào phiếu -Yêu cầu học sinh trình bày, GV nhận xét, chốt. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (3 phút) -Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu phấy trong câu. BỔ SUNG: Lịch sử NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HOÀ BÌNH Thời gian: 35’ sgk/60 I . MỤC TIÊU : - Giúp học sinh nắm được những nét chính về việc xây dựng nhà máy thuỷ điện trên sông Đà , nêu bật lợi ích của nhà máy. - Hiểu và biết được nhà máy thủy điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của cuộc xây dựng CNXH trong 20 năm sau khi giải phóng đất nước. - Học sinh tự hào về đất nước và cuộc sống hoà bình độc lập hiện nay , có ý thức tiết kiệm điện. II.CHUẨN BỊ : Bản đồ Việt Nam;Anh tư liệu về Thuỷ điện sông Đà ,lược đồ sông ngòi miền núi phía Bắc III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : “Hoàn thành thống nhất đất nước” - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : -GV nhận xét, ghi điểm BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1 : Quan sát tranh – thảo luận ( 10-12 phút) - Giáo viên treo tranh : Nhà máy thủy điện Hoà Bình lên bảng và chỉ vị trí của nhà máy. -Thảo luận nhóm, nội dung : 1/ Nhà máy thủy điện Hoà Bình xây dựng năm nào Ở đâu ? Thời gian bao lâu? 2/ Trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào ? 3/ Công trình thủy điện mang lại tác dụng gì ? HĐ 2 : Hệ thống bài học ( 15-18 phút) -Yêu cầu Đại diện nhóm trình bày, GV tổng kết, chốt và ghi bảng : ( 1/ Xây dựng 06/11/1979 trên dòng sông Đà, tại thị xã Hoà Bình. Hoàn thành sau 15 năm. 2/ Ngày đêm 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc trong điều kiện khó khăn thiếu thốn. Thuật cuộc thi đua : “Cao độ 81 hay là chết” Sự hy sinh củatuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước,trong đó 168 người đã hy sinh vì dòng điện. 3/ Tác dụng : + Công trình thủy điện lớn nhất châu Á. + Hạn chế được lu lụt cho đồng bằng Bắc bộ. + Cung cấp điện cho 2 miền Nam – Bắc. + Là công trình tiêu biểu thể hiện thành quảcủa công cuộcxây dựng CNXH.) CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút) BỔ SUNG: Toán ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN Thời gian:40’ sgk/ I.MỤC TIÊU: -Ôn tập củng cố về chuyển đổi đơn vị đo thời gian đã học. -Rèn kĩ năng chuyển đổi thành thạo các đơn vị đo thời gian, làm được tất cả các bài tập sgk. -Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác, trình bày bài sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ: Phiếu bài tập bài 1 và 2.Bảng nhóm ghi bài cũ; vẽ hình bài3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: BÀI CŨ : ( 3-5 phút) - Yêu cầu HS làm bài tập.Lớp làm nháp BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1. Hứơng dẫn HS làm bài tập 1 và 2. (18 phút) -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 và 2. -GV cho HS ôn lại các kiến thức về số đo thời gian. + Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo thời gian đã học. + Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa các số đo thời gian. Chẳng hạn: 1 thế kỉ có mấy năm, một năm có mấy tháng, số ngày các tháng như thế nào, -GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS làm bài cá nhân vào phiếu, thứ tự một số em yếu lên bảng làm vào bảng phụ, GV hứơng dẫn -Yêu cầu HS đổi phiếu , nhận xét bài bạn trên bảng, GV hứơng dẫn sửa bài : Chấm đúng / sai. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: HĐ2. Hứơng dẫn HS làm bài tập 3và 4.( 12 phút) -Yêu cầu HS làm bài và chọn phương án thích hợp khoanh vào SGK. -Yêu cầu HS nêu kết quả và cách tính để có kết quả đó. -GV nhận xét và chốt lại khoanh vào ý trả lời đúng. Đáp án: B.165km CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (2 phút) -Yêu cầu HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian BỔ SUNG: Tập làm văn TẢ NGƯỜI ( KIỂM TRA VIẾT ) I .MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : -Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả con vật, học sinh viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng: câu văn có hình ảnh, cảm xúc. -Rèn kĩ năng tự viết bài tả con vật giàu hình ảnh, cảm xúc. -Giáo dục HS viết văn có cảm xúc, thể hiện tình cảm của bản thân đối với con vật mình tả. Giáo dục học sinh yêu thích con vật xung quanh. II . CHUẨN BỊ : -HS : Bài viết hoàn chỉnh. - GV : Sưu tầm các bài văn có hình thức trình bày đẹp để học sinh tham khảo. III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 3 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Nhận xét chung về tinh thần học tập của cả lớp BÀI MỚI : Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng.( 1phút) HĐ1: Tìm hiểu đề ( 5phút) - Giới thiệu, ghi đề. - Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đề, nêu yêu cầu của đề. + Đề bài yêu cầu làm gì? + Nhắc lại cấu tạo của bài văn tả con vật? - Nhắc nhở học sinh làm bài : - GV gạch dưới từ quan trọng . Nhắc nhở học sinh làm cần đầy đủ các yêu cầu sau: + Dàn bài gồm ba phần cân đối hợp lí. (giáo viên cho học sinh xem vở của học sinh các năm trước để các em học tập . + Chú ý dùng từ sát hợp, câu văn gọn gàng, đọc và soát lỗi sau khi viết xong. HĐ2 : Học sinh làm bài ( 25phút) - Yêu cầu học sinh đọc lại bài chuẩn bị, bổ sung, hoàn chỉnh - Quan sát học sinh làm bài, nhắc nhở học sinh thiếu tập trung. - Thu bài. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (4 phút) - Nhận xét tiết làm bài của học sinh. On tập tốt chuẩn bị thi học kì II. BỔ SUNG: Khoa học SỰ SINH SẢN VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ Thời gian:35’ sgk/ I. MỤC TIÊU: - Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu nai. - Nắm rõ cách nuôi và dạy con của một số loài thú. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II.CHUẨN BỊ : GV: - Hình vẽ trong SGK trang 114 , 115 / SGK - 18 phiếu bài tập. - Bảng phụ chép sẵn bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: BÀI CŨ : “Sự sinh sản của động vật”(5phút) -Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Giáo viên nhận xét ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1 : Tìm hiểu:Sự sinh sảnvà dạy con của hổ (10phút) - Yêu cầu học sinh làm việc với SGK theo nhóm bàn quan sát các hình 1,trang 191/ SGK với nội dung sau : 1. Hổ thường sinh sản vào mùa nào? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh? 2. Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn? 3. Khi nào hổ con có thể sống độc lập? - Yêu cầu các nhóm trình bày, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, theo dõi giáo viên chốt nội dung ( SGK) Nội dung hình 1a và 1b SGK. +Hình 1a: Cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi. + Hình 1b: cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ lau, cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi thế nào. Giáo viên giảng thêm cho học sinh : Thời gian đầu, hổ con đi theo dõi cách săn mồi của hổ mẹ. Sau đó cùng hổ mẹ săn mồi. HĐ2 : Tìm hiểu:Sự sinh sảnvà dạy con của hổ (12phút) -Yêu cầu học sinh làm việc với SGK theo nhóm hai quan sát các hình 2,trang 192 / SGK trả lời câu hỏi với nội dung sau : 1. Hươu ăn gì để sống? 2.Hươu để mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? 3.Tại sao hươu con mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? -Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét và chốt lại các nội dung ( SGK) - GV giảng thêm :Chạy là cách tự vệ tốt nhất của các con hươu, nai hoẵng non để trốn kẻ thù. HĐ3: Trò chơi “ thú săn mồi và con mồi”. (8 phút) -GV tổ chức chơi: + Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn em đóng vai hổ con. + Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. * Cách chơi: “Săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu, nai * Địa điểm chơi: Trong lớp hoặc ngoài sân. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (2phút) - Yêu cầu học sinh đọc nội dung bạn cần biết. BỔ SUNG: Toán PHÉP CỘNG Thời gian:40’ sgk/158 I . MỤC TIÊU : - Ôn tập củng cố về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Tính chất của phép cộng. -Rèn kĩ năng cộng thành thạo các phép tính cộng số tự nhiên, phân số, số thập phân và giải toán có lời văn. -Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác, trình bày bài sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ : Bảng nhóm ghi bài cũ III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : BÀI CŨ : ( 3-5 phút) - Yêu cầu HS làm bài tập sau : -Sửa bài, nhận xét, ghi điểm. BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút) HĐ 1 : Hệ thống phép cộng ( 7-8 phút) -Yêu cầu HS lấy một ví dụ về phép cộng số TN, số TP ; Tính, nêu kết quả. + Sửa bài trên bảng, gọi HS dưới lớp nêu. + Khái quát phép cộng như sau : Thành phần : a + b = c SH SH Tổng -Yêu cầu HS viết các tính chất của phép cộng, cho VD về mỗi tính chất. -Yêu cầu HS trình bày, chốt : * Các tính chất : Giao hoán : a +b = b + a Kết hợp : (a + b) + c = a + (b + c) Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a = a HĐ2. Hứơng dẫn HS làm bài tập. (23 phút) -Gọi HS đọc bài tập 1,2 ,3,4 VBT /158, nêu yêu cầu bài tập và tìm hiểu bài 4 -Tổ chức cho HS tự làm bài.gọi HS yếu làm trên bảng GV hứơng dẫn thêm. -Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại. Bài 1: Tính : Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:(yêu cầu HS làm ở lớp cột 1) -Yêu cầu HS cho biết vận dụng tính chất nào của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc và nêu dự đoán kết quả mà không cần thực hiện phép tính ; kết hợp giải thích cách dự đoán. -GV nhận xét chốt lại: Bài 4 : SGK Tóm tắt : Vòi 1 : thể tích bể Vòi 2 : thể tích bể 1 giờ 2 vòi chảy ? % thể tích bể Giải Tỷ số phần trăm hai vòi cùng chảy trong 1 giờ so với thể tích bể: (thể tích bể) Đáp số: 50% thể tích bể. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút) -Nhắc lại hoạt động 1. Nhận xét tiết học BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docGiaoAn Lop 5 Tuan 2930.doc