Giáo án môn học khối 5 - Tuần 6

I/ Mục tiêu :

- Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê.

- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân bịêt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen - xơn Man - đê - la và nhân dân Nam phi.

- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người da màu.

- Giáo dục học các em ý thức học tốt bộ môn.

II/ Đồ dùng dạy học:

Giáo viên : Tranh minh họa bài TĐ. bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 Học sinh : SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài cũ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.

B. Dạy Bài mới

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc theo nhóm Bước 1: Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3; đọc SGK và hoàn thành bài tập sau: + Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và vùng rừng ngập mặn trên lược đồ. + Hoàn thành bảng sau: Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới Đồi núi Điều hoà khí hậu, che phủ đất, Rừng ngập mặn Đất thấp ven biển Giữ đất lại ngày càng lấn ra biển. Bước 2: - Đại diện nhóm HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - Một số HS chỉ trên bản đồ vùng phân bố rừng và vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp + Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người. + Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì? + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? - GV phân tích giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học dăn dò giờ học sau. Mĩ thuật (Giáo viên chuyêngiảng dạy) Tự học Rèn chữ viết I. Mục tiêu: - HS luyện viết lại đoạn Qua khung cửa kính...đến những nét giản dị thân mật trong bài Một chuyên gia máy xúc của tiết chính tả trong tuần vừa qua. - Viết đúng mẫu chữ mới, trình bày khoa học, đẹp. - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp. - Rèn luyện tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng chữ mẫu. HS: vở luyện chữ viết. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa uô, ua. - GV nhận xét và củng cố lại quy tắc. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài - GV nêu câu hỏi để HS nêu nội dung chính của đoạn văn: Dáng vẻ đặc biệt của A-lếch-xây. a) Hướng dẫn HS viết từ khó - HS đọc lướt phát hiện những từ viết dễ lẫn. - GV đọc cho HS viết nháp, 1 HS viết bảng lớp : khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác, khuôn mặt,, giản dị - HS nêu nhận xét, HS khác bổ sung. GV nhận xét. b) HS viết bài - GV cho HS quan sát bảng mẫu chữ (mẫu chữ thường và mẫu chữ hoa). - GV nhắc nhở HS một số điều chú ý khi viết bài. GV đọc cho HS viết bài vào vở. - GV đọc HS soát lỗi. GV chấm một số bài. Nhận xét bài viết của học sinh, tuyên dương những HS viết đúng, sạch đẹp, đúng mẫu chữ. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Chiều Khoa học Phòng bệnh sốt rét I. Mục tiêu - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. - Tự bảo vệ mình và những ngời trong gia đình bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 26,27 SGK, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc? * Giới thiệu bài. HĐ2: Làm việc với SGK * Mục tiêu: Nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. * Cách tiến hành Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Bước 2: HS làm việc theo nhóm thảo luậntheo câu hỏi trong phiếu. Bước 3: Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Dấu hiệu: cách một ngày lại xuất hiện một cơn sốt, mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn; bắt đầu là rét run, sau là rét sốt cao, cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt. - Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành. HĐ 4: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ mắc màn. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Cách tiến hành: Bước 1: HS thảo luận nhóm theo câu hỏi trong phiếu học tập. Bước 2: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Muỗi a-nô-phen thường ẩn nấp ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậmvà để trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ở ngay trong các mảnh bát, chum, vại..có chứa nước. - Vào buổi tối và ban đêm, muỗi thường bay ra đốt người. - Để diệt muỗi trưởng thành ta thường phun thuốc diệt muỗi; tổng vệ sinh, - Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản có thể sử dụng các biện pháp sau:chôn kín rác thải, rọn sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước, - Để ngăn chặn không cho muỗi đốt người: Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài buổi tối. HĐ5: Củng cố dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. - Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS về nhà học bài. Toán (ôn) Ôn tập: Bảng đơn vị đo diện tích I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh những kíên thức về bảng đơn vị đo diện tích. - Rèn cho học sinh kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo và giải các bài toán liên quan. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học : Phấn màu, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Học sinh nhắc lại các đơn vị đo diện tích từ lớn đến nhỏ và nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề. * Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ và trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng. 2dam2 = 200m2 400m2 = 4dam2 40hm2 = 4000dam2 879m2 = 7dam2 79m2 5dam2 24m2 = 524m2 52dm2 = 5200cm2 46hm2 3m2 = 460 003m2 900000cm2 = 90m2 Bài 2: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm. HS làm bài vào vở, đổi bài nhận xét. Cả lớp chữa bài và thống nhất kết quả. 1cm2 = m2 9cm2 = m2 5mm2 = cm2 48dm2 = m2 39cm2= m2 4dm2 = m2 5mm2 = cm2 36mm2 = cm2 Bài3: -GV đọc đề bài, HS tìm hiểu bài toán và làm bài vào vở. GV chấm bài và chữa bài. Bài giải Diện tích một mảnh gỗ là:80 x 20 = 1600 (cm2) Diện tích của căn phòng đó là:16000 x 200 = 320 000 (cm2) Đổi 320 000cm2 = 32m2 Đáp số: 32m2 HĐ3: Củng cố, dặn dò: GV hệ thống nội dung bài. Nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn bài. Tin học (Giáo viên chuyên day) Sáng: Thứ sáu ngày 1 tháng 9 năm 2010 Toán Tiết 30: luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết so sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. `II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Bài 4. 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài. Bài 1: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: a) ; ; ; ; b) ; ; ; . - Khi chữa bài yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số. Bài 2: Cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm đôi rồi trình bày kết qủa bài làm, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng: a) ++ = = = b) - - = = Bài 3: Cho học sinh làm vở, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng: 5ha = 50 000m2 Diện tích hồ nước là: 50000 x = 15 000 (m2 ) Đáp số: 15 000 m2 Bài 4: Cho học sinh làm nhóm đôi đại diện nhóm làm ra bảng phụ giáo viên nhận xét chốt lại kết qảu đúng: 30 tuổi Ta có sơ đồ: Tuổi bố: Tuổi con: Theo sơ đồ ta có hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần) Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (Tuổi) Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi) Đáp số: Bố: 40 tuổi; Con : 10 tuổi. 4. Củng cố - Dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập Tập làm văn Tiết 12: luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích bài 1. - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học ảnh minh hoạ sông nước. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của tiết học của học sinh. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Học sinh làm việc theo cặp ; đại diện cặp trình bày, giáo viên nhận xét chốt lại: a) + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? (Đoạn văn tả sự thay đổi sắc màu của mặt biển theo sắc của mây trời. Câu văn nào trong đoạn nói rõ đặc điểm đó.? (câu mở đoạn: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.) + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? (Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bàu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm giông gió. ) + Khi quan sát biển tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? (Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.) b) + Con kênh được quan sát vào những điểm nào trong ngày? (Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.) + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu băng giác quan nào? (Tác giả quan sát bằng thị giác, xúc giác) + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? (Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng giữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.) Bài 2: Cho học sinh tự lập dàn ý bài văn rồi trình bết quả của mình. Giáo viên nhận xét bổ sung thêm. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét chung về tinh thần, ý thức học tập cả lớp. Tin học (Giáo viên chuyên dạy) Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động tuần 6 I. Mục tiêu: - Thấy được ưu khuyết điểm của bạn và của mình trong tuần qua để từ đó có hướng phát huy tính tự giác khắc phục những khó khăn: - Thảo luận đưa ra phương hướng tuần thực hiện nhiệm vụ tuần 7 - Giáo dục các em thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy. II. Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng báo cáo mọi nề nếp hoạt động của tổ trong tuần qua. Các tổ trưởng thông báo kết quả học tập của mỗi tổ viên. Học sinh phát biểu ý kiến. Giáo viên nhận xét kết quả học tập, hoạt động của lớp trong tuần qua: Về học tập, thể dục, vệ sinh của học sinh trong tuần. Tuyên dương những em có ý thức trong học tập. Bình xét cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương. Thảo luận thống nhất phương hướng thực hiện nhiệm vụ tuần 7. III. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhắc nhở các em về học bài cũ.

File đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 6.doc