Giáo án môn học khối 5 - Tuần 12

I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

1- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

2- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.

3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và ngồi học đúng tư thế.

 II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng vọng và nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét ghi điểm.

 * Giới thiệu bài.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, dựa và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có. + Nược ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hoà, hàng cói Nga Sơn, Hoạt động 6: - Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật (Giáo viên chuyên dạy) Chính tả Tiết 12: Nghe - viết: Mùa thảo quả I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 1- Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả. 2- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c. 3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết và ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy- học. - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ... - Học sinh: sách, vở bài tập... III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ. - HS viết các từ ngữ theo yêu cầu BT 3a, tiết chính tả tuần 11. B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ, YC giờ học. 2) Hướng dẫn HS nghe - viết. -1 HS đọc bài chính tả 1 lượt. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. - HS nói nội dung đoạn văn : tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái, và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt. - HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai. - GV đọc cho HS viết bài chính tả; chẫm chữa một số bài; nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: - HS thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu. - HS trình bày bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa. a) sổ sách, vắt sổ, sổ mũi, cửa sổ, . sơ sài, sơ lược, sơ qua, sơ sơ, sơ sinh, su su, su hào, cao su, bát sứ, đồ sứ, sứ giả, xổ số, xổ lồng, xơ múi, xơ mít, xơ xác, đồng xu, xu nịnh, xu thời, .. xứ sở, tứ xứ, biệt xứ, . Bài tập 3: - GV hướng dẫn HS nhận xét, nêu kết quả. - HS làm BT 3a vào vở. - HS trình bày bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét. 4) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Chiều Khoa học Tiết 24: Đồng và hợp kim của đồng I. Mục tiêu - HS quan sát và phát hiện được một vài tính chất của đồng. - Nêu được một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng. - Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng. II. Đồ dùng dạy học - Một số đoạn dây đồng. - Sưu tầm tranh ảnh về một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép trong gia đình ? - GV nhận xét ghi điểm. * Giới thiệu bài HĐ2: Làm việc với vật thật * Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. * Cách tiến hành +) Bước 1: Làm việc theo nhóm +) Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. - GVKL: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt. HĐ3: Làm việc với SGK * Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. * Cách tiến hành +) Bước 1: làm việc cá nhân +) Bước 2: HS trình bày bài làm của mình, HS khác nhận xét bổ sung. GVKL: Đồng là kim loại. Đồng - thiếc, đồng - kẽm đều là hợp kim của đồng. HĐ4: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng. * Cách tiến hành - HS kể tên các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK và trong gia đình ? Nêu cách bảo quản ? KL: - Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện một số bộ phận của ô tô, tàu biển, - Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình, các nhạc cụ ... * Cách bảo quản: Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại. HĐ5: Củng cố dặn dò - Hệ thống bài. HS đọc bài học trong SGK. - GV nhận xét giời học. Nhắc HS về chuẩn bị bài sau. Toán (ôn) Luyện tập tiết 58 và 59 I.Mục tiêu - Củng cố và nâng cao cho học sinh kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; - Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân; kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân; kết hợp rèn kĩ năng giải toán cho HS. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. Rèn tư thế tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học Phấn màu, nội dung. III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ...? * Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Tính nhẩm. - HS làm bài cá nhân. 3 trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng. GV củng cố cho HS cách nhân nhẩm. a) 12,6 x 0,1 = 1,26 b) 12,6 x 0,01 = 0,126 c) 12,6 x 0,001 = 0,0126 2,05 x 0,1 = 0,205 47,15 x 0,01 = 0,4615 503,5 x 0,001 = 0,5035 Bài 2 :- HS trao đổi và làm bài. Đại diện nhóm chữa bài. Cả lớp thống nhất kết quả đúng. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là ki-lô-mét vuông: 12000ha = 12km ; 215ha = 2,15km ; 16,7ha = 0,167km Bài 3: HS đọc yêu cầu và tìm hiểu bài toán. GV gợi ý và hướng dẫn. HS làm bài và chữa bài. Cả lớp nhận xét và thống nhất lời giải đúng. Bài giải Độ dài thật của quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Phan Giang là: 33,8 x 10 = 338 (km) Đáp số: 338 km Bài 4: HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở. GV chấm một số bài, nhận xét và chữa bài. Bài giải Ngày đầu ô tô đó chở được là : 3,5 x 8 = 28 ( tấn) Ngày thứ hai ô tô đó chở được là : 2,7 x 10 = 27 (tấn) Cả hai ngày ô tô đó chở được là: 28 + 27 =55 (tấn) Đáp số : 55 tấn HĐ3: Củng cố dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010 Sáng Toán Tiết 60: Luyện tập I. Mục tiêu. Giúp HS: - Củng cố phép nhân một số thập phân với một số thập phân. - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học. - Giáo viên: nội dung bài, trực quan. - Học sinh: sách, vở, bảng con... III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. HĐ 1: Thực hành Bài 1: a) 1HS lên bảng làm BT 1a, HS dưới lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận. - GV hướng dẫn HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân. b) HS làm bài vào vở. 4 HS lên bảng làm BT1b. - HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận. 9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5) = 9,65 x 1 = 9,65 7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80) = 7,38 x 10 =73,8 0,25 x 40 x 9,84 = 1 x 9,84 = 9,84 34,5 x 5 x 0,4 = 34,5 x 2 = 69 Bài 2 - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm BT2. - HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận. a) (28,7 + 34,5) x 2,4 =63,2 x 2,4 = 151,68 b) 28,7 + 34,5 x 2,4 = 28,7 + 82,8 = 111,5 Bài 3 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm BT2. - HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận. Bài giải Trong 2,5 giờ người đó đi được là: 12,5 x 2,5 = 31,25 (km) Đáp số: 31,25km HĐ 2: Củng cố, dặn dò - GV gọi HS nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau. Tập làm văn Tiết 24: Luyện tập tả người (Quan sát và lựa chọn chi tiết) I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 1. Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. Nhận biết những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của các nhân vật qua hai bài văn mẫu. 2. Hiểu: khi quan sát, khi viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. Giáo dục ý thức tự giác học tập và ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy- học. - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ... - Học sinh: sách, vở, bút màu... III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ. - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước (về cấu tạo ba phần của bài văn tả người) B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. - GV Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2) Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài tập 1: HD nêu miệng. - HS đọc bài: Bà tôi. - HS trao đổi nhóm đôi và xác định đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn. + Phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung. - GV mở bảng phụ cho HS đọc nội dung đã ghi tóm tắt + Mái tóc: + Đôi mắt: + Khuôn mặt: + Giọng nói: Bài tập 2: HD nêu miệng. - HS đọc bài: Người thợ rèn. - HS trao đổi nhóm đôi và xác định đặc điểm ngoại hình của người thợ rèn trong đoạn văn. + Phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung. - GV mở bảng phụ ghi vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn cho HS đọc nội dung đã ghi tóm tắt. 3) Củng cố, dặn dò - GV mời 1 HS nói tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả; chốt lại: chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng. - Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV tuần 13 – Luyện tập tả người (tả ngoại hình). Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động tuần 12 I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. 3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. - Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. - Đánh giá xếp loại các tổ. - Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . - Về học tập: - Về đạo đức: - Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: - Về các hoạt động khác. +Tuyên dương, khen thưởng. + Phê bình. 2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. - Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét chung. - Chuẩn bị cho tuần sau.

File đính kèm:

  • docLop 5 tuan 12.doc