Mục tiêu
– HS nắm được thế nào là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, định lý về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
– Rèn kỹ năng lập luận, chứng minh định lý trên và định lý đảo của nó.
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình.
Phương tiện dạy học:
– GV: Compa, thước đo góc, thước thẳng, giáo án, SGK, SGV.
– HS: Ôn tập về góc nội tiếp, thước kẻ, com pa, thước đo góc.
Tiến trình dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình hoc 9 - Tiết 41: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 41 Ngày soạn: 8/02/2013
Ngày dạy:...
§4. GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG
Mục tiêu
– HS nắm được thế nào là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, định lý về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
– Rèn kỹ năng lập luận, chứng minh định lý trên và định lý đảo của nó.
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình.
Phương tiện dạy học:
– GV: Compa, thước đo góc, thước thẳng, giáo án, SGK, SGV.
– HS: Ôn tập về góc nội tiếp, thước kẻ, com pa, thước đo góc.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Nêu yêu cầu kiểm tra
Nêu định nghĩa góc nội tiếp, vẽ một góc nội tiếp và cho biết mối quan hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét và ghi điểm.
Một HS lên bảng trả lời
HS nhận xét câu trả lời của bạn
Hoạt động 2: Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Quan sát hình 22 SGK rồi cho biết: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là gì?
Giới thiệu về cung bị chắn
Trên hình 22 SGK có mấy góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung? Đó là những góc nào?
Cho HS làm bài ?1
Là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, một cạnh là một tia tiếp tuyến, cạnh còn lại chứa một cung của đường tròn đó
Có hai góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung, đó là góc BAx và góc BAy
HS quan sát các hình vẽ 23, 24, 25, 26 và trả lời theo yêu cầu của bài
1.Khái niệm góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, một cạnh là một tia tiếp tuyến, cạnh còn lại chứa một cung của đường tròn đó
?1/77. Hình 23 ,24 ,25, 26 không phải là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung vì một cạnh không là tia tiếp tuyến, một cạnh không chưa một cung, có đỉnh không nằm trên đường tròn.
Hoạt động 3: Phát hiện và chứng minh định lý
Cho HS làm ?2
Qua đó hãy cho biết mối quan hệ giữa số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và số đo của cung bị chắn
Từ đó ta có định lý sau:
Cho HS xem phần chứng minh định lý trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
Nêu cách chứng minh định lý
Nêu cách chứng minh định lý trong trường hợp tâm đường tròn nằm trên cạnh chứa dây cung
Nêu cách chứng minh định lý trong trương hợp tâm đường tròn nằm bên ngoài góc
Nêu phương hướng chứng minh định lý trong trương hợp tâm đường tròn nằm bên trong góc
Cho HS làm ?3/79
Góc BAx và cung AmB có quan hệ gì?
Góc ACB và cung AmB có quan hệ gì?
Có nhận xét gì về số đo của hai góc BAx và ACB
Từ đó nêu mối quan hệ giữa góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với góc nội tiếp chắn cùng một cung
HS làm ?2 vào vở của mình
HS suy nghĩ và trả lời
HS đứng tại chỗ đọc nội dung của định lý
Để chứng minh định lý chia thành ba trường hợp
HS xem SGK và nêu cách chứng minh
HS xem SGK và nêu cách chứng minh
HS dựa vào hai phần chứng minh trên nói cách chứng minh định lý
HS làm ?3 vào vở của mình
HS suy nghĩ và trả lời.
HS suy nghĩ và trả lời.
Hai góc đó có số đo bằng nhau
HS suy nghĩ và trả lời
?2/77
a/ HS vẽ hình vào vở
b/ Số đo của cung bị chắn tương ứng là 600, 900, 1200.
2. Định lý
Định lý: Học SGK/78
Chứng minh: Xem SGK/78
?3/79.
Số đo của góc BAx, góc ACB bằng một nửa số đo của cung AmB
3. Hệ quả: Học SGK/79
Hoạt động 4: Củng cố
Nhắc lại thế nào là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung?
Mối quan hệ giữa góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với cung bị chắn
Mối quan hệ giữa góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với góc nội tiếp chắn cùng một cung
HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi
Hoạt động 5: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 27, 28, 29, 30, 31/ 79 SGK.
Bài 30: Ta phải chứng minh OA vuông góc với Ax bằng cách vẽ thêm OH vuông góc với AB để chứng minh góc OAx bằng 900.
File đính kèm:
- Tiet41.doc