Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 8, Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( tiết 2) - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Thanh Thủy

3. Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc:

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

- Kế thừa, phát huy để góp phần giữ gìn bản sác dân tộc Việt Nam

4. Bổn phận của công dân- học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

- Chúng ta cần tự hào, gìn giữ, bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc

- Lên án và ngăn chặn những tư tưởng, hành vi làm tổn hại đến VH dân tộc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 8, Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( tiết 2) - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 8: Bài 7 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ( tiết 2) Ngày soạn: 12/10/08 Ngµy d¹y: 13/10/08 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cách kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó. 2. Kĩ năng: HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ. Có kĩ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống 3. Thái độ: HS biết tôn trọng, bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.. C. Chuẩn bị của GV và HS: 1.GV: Sách GV, SGK lớp 9, tranh ảnh. 2.HS: Xem nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định tổ chức:( 2 phút) II..Bài cũ:( 5 phút) 1) Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 2) Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:( 1 phút) GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. *HĐ1:( 15 phút) HD học sinh tìm hiểu ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Gv: HD học sinh làm bài tập 3, sgk trang 26. Gv: Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? GV: Liên hệ thêm ở BT3 đ(* Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ- chúng ta có nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.) Gv: Giới thiệu tranh về các dân tộc ở Việt Nam. Hs: Quan sát, nhận xét. Gv: Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS : Thảo luận nhóm. Nên Không nên * HĐ2: HD làm BT. BT 5: Gọi 1 h/s đọc đọc to bài tập năm và cho HS trả lời. ( Không đồng ý với An. - Vì: như vậy chưa thấy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về Văn hoá, chính trị, lịch sử... - Cần tìm hiểu lại truyền thống dân tộc ta để thấy được những giá trị tinh thần đáng quí của dân tộc ta và cần phải biết yêu quí, trân trọng, gìn giữ những gì tốt đẹp). *HĐ 3( 10 phút): Tổ chức trò chơi tiếp sức. Chủ đề: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương đất nước. Hs: Thi hát về những làn điệu dân ca ở quê hương mình. 3. Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc: - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. - Kế thừa, phát huy để góp phần giữ gìn bản sác dân tộc Việt Nam 4. Bổn phận của công dân- học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: - Chúng ta cần tự hào, gìn giữ, bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc - Lên án và ngăn chặn những tư tưởng, hành vi làm tổn hại đến VH dân tộc. IV.Củng cố( 2 phút): - GV hệ thống lại ND bài học. - Gọi 1 HS đọc lại phần bài học. V. Dặn dò( 2 phút): - Học bài - Làm BT 2,4. Sư tầm ca dao, tục ngữ câu chuyện nói về truiyền thống. - Ôn lại các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGDCD Lop 9 Tiet8.doc
Giáo án liên quan