Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 11: Năng động, sáng tạo (T1) - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Trang

Hoạt động 1: Khai thác phần đặt vấn đề.

*GV gọi 2 HS đọc 2 câu chuyện (SGK/27 -28), sau đó chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi phần gợi ý :

-Nhóm1: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng ?

(Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là những người năng động, sáng tạo).

-Nhóm2: Tìm những chi tiết thể hiện sự năng động, sáng tạo của họ ?

(*Ê-đi-xơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh giường mẹ, đặt các ngọn nến và đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí, đặt chúng sao cho ánh sáng tập trung một chỗ thuận lợi để thầy thuốc mổ cho mẹ mình.

*Lê Thái Hoàng nghiên cứu –tìm tòi ra cách giải Toán nhanh hơn, tìm đề thi Toán dịch ra tiếng Việt, kiên trì thức và làm Toán đến 1 – 2 giờ sáng).

-Nhóm3: Những việc làm đó đem lại thành quả gì cho họ?

(*Ê-đi-xơn cứu sống được mẹ và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.

*Lê Thái Hoàng đoạt huy chương đồng kì thi Toán quốc tế lần thứ 39 và huy chương vàng kì thi Toán quốc tế lần thứ 40).

-Nhóm4: Em học tập được gì qua 2 tấm gương trên ?

(Em học tập được tính năng động, sáng tạo, cụ thể suy nghĩ tìm ra cách giải bài tập nhanh và chính xác nhất, kiên trì chịu khó và quyết tâm vượt khó vươn lên).

=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chốt lại: Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động và sáng tạo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.

*GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/29:

? Em hiểu thế nào là năng động ?

 

? Thế nào là sáng tạo ?

? Cho biết những biểu hiện của năng động, sáng tạo ?

 

 

=>HS trả lời, GV chuẩn xác và cho HS ghi bài.

 I. Đặt vấn đề.

1. “Nhà bác học Ê – đi – xơn”

2. “Lê Thái Hoàng – một HS năng động, sáng tạo”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học.

 

1. Khái niệm:

-Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

-Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.

2. Biểu hiện:

-Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động và công tác nhằm đạt kết quả cao.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 11: Năng động, sáng tạo (T1) - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn: 02/11/2012 TIẾT 11 Ngày dạy: 05/11/2012 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (T1) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Hiểu được thế nào là ngăng động, sáng tạo - Hiểu được biểu hiện của năng động, sáng tạo. 2. Kỹ năng: Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. 3. Thái độ: - tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. - Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo. II. Các kĩ năng cần được giáo dục: - Kĩ năng tư duy sáng tạo trong lao động, học tập và rèn luyện. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các tấm gương học tập, lao động, rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ, thái độ, hành vi, thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao động, rèn luyện. III. Hoạt động dạy - học. 1. Ổn định. 2. Bài cũ: - Vì sao chúng ta phải biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Hãy kể một số truyền thống tốt ở gia đình em hiện nay. 3. Bài mới. *GV giới thiệu: Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, có những người nông dân Việt Nam bình thường đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại và kì tích của thời đại KHKT. Ví dụ anh nông dân Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng) đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay mặc dù anh không hề học qua một trường kỹ thuật nào. Vậy việc làm của anh Tâm thể hiện đức tính gì? Để hiểu rõ hơn về đức tính đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Khai thác phần đặt vấn đề. *GV gọi 2 HS đọc 2 câu chuyện (SGK/27 -28), sau đó chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi phần gợi ý : -Nhóm1: Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng ? (Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là những người năng động, sáng tạo). -Nhóm2: Tìm những chi tiết thể hiện sự năng động, sáng tạo của họ ? (*Ê-đi-xơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh giường mẹ, đặt các ngọn nến và đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí, đặt chúng sao cho ánh sáng tập trung một chỗ thuận lợi để thầy thuốc mổ cho mẹ mình. *Lê Thái Hoàng nghiên cứu –tìm tòi ra cách giải Toán nhanh hơn, tìm đề thi Toán dịch ra tiếng Việt, kiên trì thức và làm Toán đến 1 – 2 giờ sáng)... -Nhóm3: Những việc làm đó đem lại thành quả gì cho họ? (*Ê-đi-xơn cứu sống được mẹ và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới. *Lê Thái Hoàng đoạt huy chương đồng kì thi Toán quốc tế lần thứ 39 và huy chương vàng kì thi Toán quốc tế lần thứ 40)... -Nhóm4: Em học tập được gì qua 2 tấm gương trên ? (Em học tập được tính năng động, sáng tạo, cụ thể suy nghĩ tìm ra cách giải bài tập nhanh và chính xác nhất, kiên trì chịu khó và quyết tâm vượt khó vươn lên)... =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chốt lại: Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động và sáng tạo. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. *GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/29: ? Em hiểu thế nào là năng động ? ? Thế nào là sáng tạo ? ? Cho biết những biểu hiện của năng động, sáng tạo ? =>HS trả lời, GV chuẩn xác và cho HS ghi bài. I. Đặt vấn đề. 1. “Nhà bác học Ê – đi – xơn” 2. “Lê Thái Hoàng – một HS năng động, sáng tạo”. II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: -Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. -Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới. 2. Biểu hiện: -Say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động và công tác nhằm đạt kết quả cao. 4. Củng cố. * GV chốt lại tiết 1: - Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay rất cần có đức tính này để vượt qua khó khăn của hoàn cảnh và vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. 5. Đánh giá: - GV hướng dẫn hs làm bài tập 1/sgk. 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo nội dung bài học, - Chuẩn bị giờ sau (Tìm hiểu bài học, tìm ca dao - tục ngữ và làm bài tập). 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGDCD 9 tuan 11.doc