*Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu và phân tích nội dung phần đặt vấn đề.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân Việt Nam với thiếu nhi và nhân dân thế giới.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc và quan sát ảnh SGK.
? Từ số liệu và ảnh trên, em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị và hợp tác ntn.
? Nêu VD về mqh giữa nước ta với nước khác mà em biết
- HS trả lời câu hỏi, bổ sung cho nhau
- GV gợi ý, nhận xét và chốt lại: Quan hệ hữu nghị tạo ra nhiều cơ hội để chúng ta phát triển kinh tế .
GV: Treo bản đồ quan hệ hợp tác
? Dựa vào bản đồ, em hãy cho biết VN quan hệ với những quốc gia nào.
Nhấn mạnh những thành công của VN trong quan hệ với các nước trên thế giới.
*Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Tìm hiểu và phân tích nội dung bài học.
- Kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán các thái độ hành vi, việc làm không phì hợp với tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc).
- Cách tiến hành:
- GV cho HS trình bày hình ảnh sưu tầm được về tình hữu nghị của nước ta với nước khác.
? Theo em, thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới, cho VD?
- HS trả lời, GV nhận xét và hoàn thiện khái niệm.
? Hữu nghị, hợp tác có ý nghĩa gì? Cho VD.
- HS trả lời.
- GV nhận xét và lấy thêm VD chứng minh.
- HS đọc phần tư liệu tham khảo.
? Em hãy tổng hợp về chính sách của Đảng ta về hữu nghị?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt: Chính sách của Đảng ta là đúng đắn và mang lại hiệu quả cao.
? Là HS, chúng ta làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? Cho VD cụ thể.
- GV có thể hướng dẫn HS liên hệ bài "Tôn trọng và học hỏi dân tộc khác - (GDCD 8)".
- GV kết luận theo nội dung bài học SGK. I. Đặt vấn đề.
- Tháng 10/2002: 47 tổ chức hữu nghị song phương và đa phương.
- Tháng 3/2003: ngoại giao với 167 quốc gia, trao đổi đại diện với 61 quốc gia.
- 2004: Tham dự hội nghị cấp cao Á- Âu lần thứ 5.
- VD: Nước ta là thành viên của một số tổ chức quốc tế và khu vực: ASEAN, ASEM, AFTA, WTO, WHO.
Đại diện nước ta đến thăm hữu nghị các nước và chúng ta đón đoàn của các nước đến thăm và làm việc với chúng ta.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiết giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa:
+ Tạo ra cơ hội để các nước hợp tác phát triển về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế.
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh nguy cơ chiến tranh.
3. Chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
- Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
- Hoà nhập với các nước (hoà nhập nhưng không hoà tan)
4. Rèn luyện.
- Thể hiện tình hữu nghị với bạn bè trong và ngoài nước.
- Có thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự tôn trọng, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
- Tích cực tham gia giao lưu với người nước ngoài.
- Tham gia viết thư quốc tế UPU.
109 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Sở GD & ĐT Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 34
Ngày soạn: 12/05/2008
Ngày dạy: 19/05/2008
ôn tập học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
- Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD
- Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.
B. Nội dung
1. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.
4. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân.
5 Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
6. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện
1. Phương pháp: Ôn luyện, kích thích tư duy, nêu và giải quyết vấn đề...
2. Tài liệu và phương tiện: bài tập và các câu hỏi về nội dung ôn tập.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép vào phần ôn tập)
3. Ôn tập
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết.
- GV lần lượt hướng dẫn HS nhắc lại các kiến thức đã học
?/ Pháp luật quy định ntn về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
?/ Pháp luật quy định ntn về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
?/ Trình bày các dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật?
?/ Có các loại VPPL nào? Tương ứng là các trách nhiệm pháp lí nào?
?/ Trình bày nội dung các quyền tham gia quản lí NN và xã hội của công dân?
?/ Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Ngày nay đất nước không còn chiến tranh, chúng ta có cần bảo vệ Tổ quốc nữa không? Vì sao?
?/ Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập dựa trên các kiến thức đã học.
I. Lí thuyết
1. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
- Pháp luật quy định:
+ Kê khai đúng số vốn
+ Kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép.
+ Không kinh doanh những lĩnh vực NN cấm.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
a. Quyền lao động:
- Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề và tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
b. Nghĩa vụ lao động:
- Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hôi, duy trì sự phát triển của đất nớc.
3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệmmpháp lí của công dân.
* Các dấu hiệu nhận biết VPPL:
- Là hành vi trái pháp luật:
+ Thực hiện pháp luật không nghiêm (VD: trốn thuế giá trị gia tăng....)
+ Thực hiện pháp luật không đúng (VD: đi vào đờng cấm...)
- Là hành vi cụ thể của con ngời. Tức là phải thể hiện bằng hành động chứ không phải là chỉ trong suy nghĩ, tư tưởng.
- Là hành vi có lỗi: tức là chủ thể có lỗi khi biết rằng việc làm của mình gây ra tác hại ntn nhưng vẫn làm.
- Người có năng lực trách nhiệm pháp lý: (người tâm thần, trẻ em thì không có khả năng này)
+ Có khả năng nhận thức hành vi của mình
+ Có khả năng lựa chọn và quyết định cách xử sự
+ Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm việc làm của mình.
* Các loại VPPL
- Vi phạm hành chính
- Vi phạm hình sự
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm kỉ luật
* Các loại trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỉ luật
4. Quyền tham gia quản lí NN và xã hội của công dân:
- Quyền tham gia ý kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình.
+ Bàn bạc góp ý kiến vào chủ trương, chính sách của nhà nước, vào kế hoạch phát triển xã hội.
+ Góp ý kiến dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật
+ ở địa phương thì góp ý vào nội dung, kế hoạch chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh huyện hay xã mình.
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nớc.
+ Góp ý về hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ ứng cử, bầu cử
+ Tham gia vào các tổ chức đoàn thể (HS tham gia Đoàn, Đội,...)
- Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
5. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế dộ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXH CN Việt Nam.
- Vì sao phải bảo vệ tổ quốc vì:
- Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính nước ta
6. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:
a. Sống có đạo đức
- Suy nghĩ và hành động theo chuẩn mực đạo đức
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi ngời
- Lấy lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc làm mục tiêu sống
- Kiên trì hành động để thực hiện mục đích.
b. Tuân theo pháp luật:
- Hành động theo những quy định của pháp luật.
II. Bài tập:
Câu 1: Hãy nối 1 ý ở cột A với 1 ý ở cột B sao cho đúng:
A
B
a. Việc kết hôn phải đợc đăng kí tại cơ quan NN có thẩm quyền
1. Nghĩa vụ của ngời sử dụng lao động
b. Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề
2. Nghĩa vụ của ngời kinh doanh
c. Các cơ sở sản xuất không đợc nhận trẻ dới 15 tuổi vào làm việc
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh
d. Ngời kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
4. Quyền lao động của công dân
e. Mọi hoạt động kinh doanh thu hút lao động (đúng quy định) đều đợc NN khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ
2. Hãy chọn ý đúng trong các ý sau:
a. Từ đời thứ 3 được kết hôn
b. Không cần thiết kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn
c. Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trong việc chọn bạn đời
d. Người chồng là người quyết định những việc lớn trong gia đình thì gia đình mới có nề nếp.
3. Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với họ và gia đình của họ.
4. Hãy cho biết ý kiến của em trước hiện tượng lười học, lười rèn luyện thân thể, đua đòi ăn chơi của một số thanh niên hiện nay
Thanh niên HS cần làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước?
5. Cho tình huống: "Cửa hàng nhà bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện tử, nhưng vì hàng bán được ít nên gần đây bà đã tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng. Có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh.
Bà trả lời:
- Lắm chuyện quá! Đầy người không có giấy phép vẫn bán hàng ăn sáng đấy thôi, tôi còn hơn họ là có giấy phép kinh doanh. Chẳng lẽ tôi lại đi xin 2 giấy phép kinh doanh à?"
- Theo em, việc làm của bà Ba là đúng hay sai? Vì sao?
* Hướng dẫn học tập:
- Nắm chắc cá kiến thức đã học, vận dụng linh hoạt để làm các bài tập.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
------------------------------------------------
Tuần: 35
Tiết: 35
Ngày soạn: 20/04/2011
Ngày dạy: 14 /05/2011
Ngày soạn:25/12/2007
Ngày dạy: /2007
Kiểm tra học kỳ ii
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
Củng cố, hệ thống, khái quát hoá kiến thức đã học.
Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Giáo dục tinh thần làm bài tự giác, sáng tạo, trung thực.
B. Nội dung cơ bản:
1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
2. Thực hiện trật tự an toàn giao thông
3. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
4. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
5. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
3. HS làm bài kiểm tra.
I. Ma trận
Các cấp độ tư duy
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
(mức thấp)
Vận dụng
(mức cao)
Tổng
1. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Câu3(1đ)
Câu3(1đ)
1
2.Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Câu1- ýa (1đ)
Câu1- ýb (1đ)
1
3. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân
Câu2- ýa
(1,5đ)
Câu2- ýb (0,5đ)
1
4. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Câu4(2đ)
Câu5- ý1 (1đ)
1
5. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Câu5- ý2 (1đ)
1
Tổng số câu hỏi
1
1,5
1,5
1
5
Tổng điểm
2,5
2,5
3
2
10
Tỷ lệ(%)
25%
25%
30%
20%
100%
II. Đề bài
Câu 1(2đ):
Thế nào là vi phạm pháp luật ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2(2đ ):
a. Trình bày nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân?
b. Em hãy nêu 4 việc công dân có thể làm để tham gia quản lí Nhà nước và quản lí xã hội?
Câu 3(2đ ) Cho tình huống:
Hàng cơm gần nhà Hà có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh những thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.
Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm gì?
b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 4(2đ):
Lấy 3 ví dụ về biểu hiện sống thiếu đạo đức và 3 ví dụ về biểu hiện sống không tuân theo pháp luật.
Câu 5(2đ):
- Nếu người thân của em trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ quân sự.
- Em nhìn thấy nhà bên cạnh đang đánh bạc và bán ma túy.
III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
2
(2đ)
3
(2,5đ)
4
(1,5đ)
5
(2đ)
- VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ .
- Nêu 2 ví dụ
a:- Quyền tham gia ý kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình.
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.
- Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
b: VD (0,25 điểm/ý)
+ Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
+ Tham gia vào các tổ chức đoàn thể (HS tham gia Đoàn, Đội,...)
a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau:
+ Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc
+ Bắt trẻ làm những việc nặng nhọc, quá sức
+ Ngược đãi người lao động
b. Nếu là người chứng kiến , em sẽ:
+Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà
+ Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai lầm của mình.
VD: (0,25 điểm/ý đúng)
- Anh em bất hoà, học sinh vô lễ với thầy cô giáo, con bất hiếu với cha mẹ,vô lễ với người lớn tuổi.
- Trốn thuế, buôn bán ma tuý, đi xe đạp hàng 3 trên đường, trả thù người khiếu nại tố cáo.
- Học sinh giải thích tốt mỗi ý được 1đ
1
1
1,5
0,5
1
1,5
0,75
0,75
2
D. Thu bài.
- GV thu bài kiểm tra, sau đó nhận xét giờ làm bài của học sinh.
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh (nếu có).
File đính kèm:
- GDCD 9 So GD DT Bac Giang.doc