Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 20 và 21 - Tiết 19 và 20 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Bích Lệ

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được hôn nhân là gì.

 - Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.

 - Kể được các quyền và nghịa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

 - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.

 2. Kĩ năng:

 Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình.

Các KNS cơ bản cần giáo dục Phương pháp

Kĩ năng tư duy phê phán đối với thái độ, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình ở địa phương. Đàm thoại.

Giảng giải.

Nêu gương.

Giải quyết vấn đề.

Động não.

3. Thái độ:

 - Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình.

 - Không tán thành việc kết hôn sớm.

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

1.Chuẩn bị của GV:

- Chuẩn kiến thức GDCD THCS, bài hát, liên hệ thực tế” đám cưới trên đường quê”.

2Chuẩn bị của HS:

- Hôn nhân là gì?

- Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân VN.

III/ Các hoạt động dạy học:

 1.Ổn định: (1’)

 2. Kiếm tra bài cũ: Đọc điểm thi (3’)

 3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Tuần 20 và 21 - Tiết 19 và 20 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20, 21 Ngày soạn: 15/12/2013 Tiết: 19, 20 Ngày dạy: 24/12/2013 Bài 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được hôn nhân là gì. - Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. - Kể được các quyền và nghịa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình. Các KNS cơ bản cần giáo dục Phương pháp Kĩ năng tư duy phê phán đối với thái độ, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Kĩ năng trình bày suy nghĩ. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình ở địa phương. Đàm thoại. Giảng giải. Nêu gương. Giải quyết vấn đề. Động não. 3. Thái độ: - Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình. - Không tán thành việc kết hôn sớm. II/ Chuẩn bị của GV và HS: 1.Chuẩn bị của GV: - Chuẩn kiến thức GDCD THCS, bài hát, liên hệ thực tế” đám cưới trên đường quê”... 2Chuẩn bị của HS: Hôn nhân là gì? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân VN. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: (1’) 2. Kiếm tra bài cũ: Đọc điểm thi (3’) 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung TIẾT 1 HĐ1: Giới thiệu bài (2phút) - Nêu vấn đề gợi mở: Em đi học trên đường, em có gặp đám cưới không, gặp cô dâu, chú rễ không ? Theo em, cô dâu chú rễ sánh bước bên nhau thể hiện điều gì ? Để hiểu hơn vấn đề hôn nhân và những quy định pháp luật về hôn nhân, chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HĐ2: Hướng dẫn phân tích thông tin ở mục đặt vấn đề nhằm giúp HS có quan niệm đúng đắn về hôn nhân.(19’) a.Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại. b.Cách thực hiện: - Tổ chức đọc thông tin ở SGK ? Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên? ? Em có quan niệm gì về tình yêu, tuổi kết hôn, trách nhiệm của vợ và chồng trong gia đình? => Kết luận: Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 người, tin cậy và có trách nhiệm với nhau. Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm không bền vững, có thể do vụ lợi, yêu đơn phương, thiếu trách nhiệm. => Vợ chồng có trách nhiệm với nhau, với gia đình, bình đẳng. Tuổi kết hôn: Nam 20 tuổi. Nữ: 18 tuổi. ? Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân hạnh phúc? VD: Kết hôn vì tiền hay vì sự trả ơn thì không xuất phát từ sự tự nguyện của 2 bên người kết hôn thỉ dễ đỗ vỡ, mất hạnh phúc. => Tóm lại: Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính như vì tiền, vì danh vọng, bị ép buộc và sự thiếu trách nhiệm tronh đời sống gia dình sẽ dẫn đến gia đình không hạnh phúc. - HS trả lời cá nhân - HS đọc thông tin, lớp chú ý. - TH1: Không có tình yêu, vì tiền bạc, chưa có trách nhiệm với gia đình. TH2: Tình yêu của H và N chưa dựa trên cơ sở bền vững. -> Tuổi kết hôn: Nam 29 tuổi, nữ 18 tuổi.. Vợ chồng cấn có trách nhiệm với nhau và bình đẳng. - Lắng nghe, tiếp thu ý kiến đúng từ giáo viên. > Vì không có tình yêu chân chính thì gia đình không hạnh phúc, hôn nhân không bền vững. - Bổ sung thêm ý kiến, đưa ví dụ chứng minh. HĐ3: Giúp hệ thống lại nội dung bài học. (20’) a.Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại. b.Cách thực hiện: - Gợi ý để học sinh xây dựng bài học. ? Em hiểu hôn nhân là gì? ? Điều kiện nào chứng tỏ hôn nhân đã được Nhà nước thừa nhận? ? Khi nào thì được xem là vợ chồng? Mở rộng để HS hiểu rỏ hơn, đám cưới chỉ là một nghi thức, phong tục, nếu cưới mà không kết hôn thì đó chưa phải là hôn nhân hợp pháp. - Hướng dẫn tìm hiểu các quy tắc cơ bản của chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luật. - Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK và nêu rõ những quy định của pháp luật. ? Chế độ hôn nhân Việt nam dựa trên những nguyên tắc nào? -Suy nghĩ độc lập, ý kiến cá nhân. > Đăng kí kết hôn tại công an xã. -> Đăng kí kết hôn. Đám cưới. - Tìm hiểu quy tắc cơ bản của chế độ hôn nhân Việt nam. - Nghiên cứu SGV và nêu ý kiến. -> Nguyên tắc: + Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. + Hôn nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ + Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 1. Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng, có đăng kí kết hôn, chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc. - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. 2. Những quy định cơ bản của pháp luật nước ta về hôn nhân. Quyền và nghĩa vụ CD trong hôn nhân. - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. TIẾT 2 HĐ4: Gợi ý HS trao đổi về những điều các em tìm hiểu quy định pháp luật về hôn nhân.(20’) a.Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại. b.Cách thực hiện: - Trình bày hành vi vi phạm Pháp luật về hôn nhân ở địa phương. ? Hãy nêu những hành vi vi phạm về chế độ hôn nhân ở địa phương em? ? Theo em, cần phải làm gì để góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm về hôn nhân. - Giới thiệu điều 4, 7, 9, 12, 13 của luật hôn nhân và gia đình. - Nêu câu hỏi để HS khai thác nội dung bài học: ? Pháp luật nước ta quy định bao nhiêu tuổi mới được kết hôn. ? Khi kết hôn phải thực hiện nghĩa vụ gì với pháp luật? => KL: Khi đủ điều kiện kết hôn phải đăng kí kết hôn dưới sự tự nguyện của 2 bên nam và nữ ? Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào? => Chốt lại ý theo nội dung bài học( ý 2 mục ? Pháp luật quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ với nhau như thế nào? = > chốt ý theo bài học. - 3 Hs lần lược nêu các trường hợp vi phạm quy định hôn nhân ở địa phương em. -> Có những hành vi vi phạm: + Ép con lấy vợ, lấy chồng sớm. + Cùng lúc có nhiều vợ hoạc chồng. + Ngược đãi vợ. + Không kết hôn mà chung sống như vợ chồng. - Từng cá nhân có ý kiến bổ sung lẫn nhau. -> Tuyên truyền, vận động, đề nghị các cơ quan, chính quyền địa phương giúp đỡ để mọi người hiểu thêm về hôn nhân. - Đọc tư liệu tham khảo ở SGK. - Phát biểu xây dựng bài. -> nam 20 tuổ, nữ 18 tuổi. -> Phải đăng kí kết hôn và phải do 2 người tự nguyện. - Nhận xét, bổ sung ý kiến. - Ý cá nhân. -> Cấm kết hôn khi người đang có vợ hoặc chồng, người mất năng lực hành vi dân sự, giữa những người cùng dòng máu trực hệ, người có họ trong phạm vi 3 đời.... -> Có quyền và ghĩa vụ ngang nhau, bình đẳng và tôn trọng nhau. * Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: - Nam từ 20 tuổi, nử 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cấm kết hôn trong những trường hợp: người đang có vợ hoạc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự. + Giữa những người cùng dòng máu trực hệ + Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời + Cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con rieng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giửa nhựng người có cùng giới tính. - vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về môi mặt trong gia đình, vợ chồng phải tôn trọng nghề nghiệp danh dự và nhân phẩm của nhau. HĐ5: Hướng dẫn tìm giải pháp nhằm xây dựng thái độ đúng đắn đối với vấn đề hôn nhân: (20’) - Tổ chức cho HS làm bài tập ở SGK Bài tập 1 trang 431 SGK. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây và giải thích vì sao? a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m.( nội dung ở SGK) => Nhận xét và đưa đáp án. + Đồng ý: c, d, đ, g, i, k + Không đồng ý: a, b, l, h, e, m. - Gợi ý khai thác trách nhiệm công dân: ? Làm thế nào để thực hiện đúng quyềnvà nghĩa vụ công dân trong hôn nhân? => KL: Chúng ta không vi phạm pháp luật về hôn nhân, phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc, tránh tình trạng yêu sớm kết hôn sớm khi chưa đến tuổi. Bài tập 4 trong SGK trang44 => Lan và Tuấn đúng. Vì mới học xong PTTH, chưa có việc làm mà kết hôn thì gia đình bị ảnh hưởng. Bài tập 5 trong SGK trang44 => Việc tự do lựa chọn của anh Đức và chị Hoa là không đúng. Vì 2 người là chị em con chú, con bác ruột không thể kết hôn. Bài tập 6 trong SGK trang44 => Việc làm của mẹ Bình là sai. Vì cha mẹ không có quyền ép gã con, con chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật. -Nhận xét, đưa đáp án đúng, cho điểm HS làm tốt. - Cả lớp làm bài tập. -> Không đồng ý: c, d, đ,g, I, k. - Trình bày ý kiến cá nhân và giải thích. -> Phải có thái độ thận trong, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân 3. Trách nhiệm công dân, học sinh: Phải có thái độ thân trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm quy d9ing5 của pháp luật về hôn nhân. 4. Củng cố:(2 phút) Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Hôn nhân là gì? - Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta. 5. Dặn dò: (2 phút) - Học bài. - Làm bài tập trong SGK trang 39. - Chuẩn bị bài cho tiết 13 “Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế” + Xem phần đặt vấn đề + Soạn bài theo gợi ý trong SGK + Tìm hiểu các trường hợp kinh doanh ở địa phương ở địa phương em. + Tìm hiểu các quy định về kinh doanh. Duyệt Cô Thành Phận

File đính kèm:

  • docTuan 19,20 Quyen va nghia vu cua cong dan trong hon nhan.doc
Giáo án liên quan