Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức:

- HS nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn.

2. Về kĩ năng:

- HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó.

3. Về thái độ:

- Quyết tâm thực hiện mục đích đã xác định.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu học tập.

III. Tiến trình dạy – học.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng . , Lớp 6A2 vắng: ., Lớp 6A3 vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Mục đích trước mắt của em là gì? Em đã làm gì để đạt mục đích đề ra?

 3. Dạy - học bài mới:

 *GV giới thiệu: Người làm việc có mục đích luôn xác định được công việc của mình phải đạt đến đích nào, tuy nhiên có mục đích đạt được trong thời gian ngắn – có mục đích phải thực hiện lâu dài – thậm chí cả cuộc đời. Với HS chúng ta cần xác định mục đích trước mắt đó như thế nào?

 * Hoạt động dạy học:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Ngày soạn: 24/11/2013 TIẾT 15 Ngày dạy: 28/11/2013 Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - HS nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng đắn. 2. Về kĩ năng: - HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó. 3. Về thái độ: - Quyết tâm thực hiện mục đích đã xác định. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: - Kĩ năng lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu học tập. III. Tiến trình dạy – học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: - Mục đích trước mắt của em là gì? Em đã làm gì để đạt mục đích đề ra? 3. Dạy - học bài mới: *GV giới thiệu: Người làm việc có mục đích luôn xác định được công việc của mình phải đạt đến đích nào, tuy nhiên có mục đích đạt được trong thời gian ngắn – có mục đích phải thực hiện lâu dài – thậm chí cả cuộc đời. Với HS chúng ta cần xác định mục đích trước mắt đó như thế nào? * Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Tìm hiểu tiếp nội dung bài học. * GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/27 bằng cách đàm thoại theo các câu hỏi: CLà chủ nhân tương lai của đất nước, HS phải có trách nhiệm gì? - HS: Nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, công dân tốt để lập nghiệp. => Góp phần xây dựng quê hương đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN. CEm học tập nhằm mục đích gì ? CEm dự định sẽ rèn luyện như thế nào để đạt mục đích đề ra? - HS: Tu dưỡng đạo đức và học tập tốt, tích cực tham gia hoạt động tập thể và XH, phát triển toàn diện nhân cách. =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại: Muốn học tập tốt phải có ý chí, nghị lực, tự giác và sáng tạo. * Hướng dẫn HS luyện tập. * GV hướng dẫn HS làm bài tập tại lớp. - Gọi HS đọc thông tin bài a/27, sau đó cho * HS thảo luận nhóm (3’) C Em đồng ý và không đồng ý với quan điểm nào? Vì sao? =>HS trả lời theo hướng: - Đồng ý với học tập vì danh dự bản thân và gia đình, để góp phần xây dựng quê hương đất nước vì đó là ý nghĩ tốt - Không đồng ý với học tập để dễ kiếm việc làm nhàn hạ và khỏi hổ thẹn với bạn bè vì đó là ý nghĩ hèn hạ. =>GV chuẩn xác và chốt lại bài tập a. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài b/27, cả lớp làm vào vở, sau đó GV sửa và chốt lại: Động cơ học tập vì tương lai của bản thân, danh dự gia đình, truyền thống nhà trường, kính trọng thầy cô, thương yêu cha mẹ và dân giàu nước mạnh. - Còn học tập vì không muốn thua kém, giàu có hay điểm số là biểu hiện không đúng đắn. - HS dựa vào thông tin bài c/27 thảo luận bàn (2’): Nhận xét bản thân đã thực hiện tốt điều gì? Có ý kiến “Ngày nay thanh thiếu niên ít quan tâm đến mục đích học tập mà chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt và thực dụng”? =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại: Ý kiến trên chỉ là số ít, còn đa số là có mục đích lí tưởng và mơ ước cao đẹp. 2. Ý nghĩa: - Giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt mọi gian khổ vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời. III. Bài tập. 4. Củng cố: * GV hướng dẫn HS làm bài tập tại lớp. - Gọi HS đọc thông tin bài a/27, sau đó cho HS thảo luận nhóm (3’) theo các câu hỏi: Em đồng ý và không đồng ý với quan điểm nào? Vì sao? =>HS trả lời theo hướng: - Đồng ý với học tập vì danh dự bản thân và gia đình, để góp phần xây dựng quê hương đất nước vì đó là ý nghĩ tốt 5. Đánh giá: GV cho HS vẽ một bức tranh với chủ đề “Ước mơ tương lai của em”. 6. Hoạt động tiếp nối: - Học bài theo các nội dung. - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở. - Tự xây dựng kế hoạch (phát huy môn thích và khắc phục môn yếu). - Chuẩn bị giờ sau (Ngoại khoá về bảo vệ môi trường). 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGDCD 6 Tuan 15.doc