Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 7 - Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: HS:

- Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên.

- Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.

2. Về kỹ năng: HS biết:

- Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.

- Cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.

- Bảo vệ thiên nhiên, tham gia các hoạt động tuyên truyền và vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

3. Về thái độ:

- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.

- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:

- Giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên.

- Tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên.

- Đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

III. Tiến trình dạy - học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 7 - Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 08 Ngày soạn: 05/10/2013 TIẾT 08 Ngày dạy: 10/10/2013 Bài 7: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: HS: - Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. - Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. - Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên. 2. Về kỹ năng: HS biết: - Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên. - Cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. - Bảo vệ thiên nhiên, tham gia các hoạt động tuyên truyền và vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên. 3. Về thái độ: - Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên. - Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: - Giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên. - Tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên. - Đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên. III. Tiến trình dạy - học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng:. 2. Kiểm tra bài cũ: C Thế nào là biết ơn? Đọc vài câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn? C Chúng ta cần biết ơn những ai – vì sao? 3. Bài mới: *GV giới thiệu: Thiên nhiên có vai trò hết sức quan trọng với cuộc sống của toàn nhân loại - đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con người trong cuộc sống, do đó chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Vậy thiên nhiên bao gồm những gì và có vai trò quan trọng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài). * Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt * Đặt vấn đề: Khai thác thông tin truyện đọc SGK GV gọi HS đọc truyện diễn cảm, sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi phần gợi ý: - N1: Qua truyện, cảnh đẹp thiên nhiên được miêu tả như thế nào? (Đồng ruộng một màu xanh ngắt, mặt trời chiếu tia nắng vàng rực rỡ, vùng đất xanh mướt khoai – ngô – chè, núi hùng vĩ mờ trong sương, cây xanh nhiều, mây trắng như khói đang vờn quanh) - N2: Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp thiên nhiên? (Tâm trạng vui tươi thoải mái, người khoẻ ra vì hít thở không khí trong lành của thiên nhiên -> yêu thiên nhiên). - N3:Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người ntn? (Rất cần vì cung cấp nước sinh hoạt, không khí để hít thở, cây xanh tạo bóng mát và cảnh quan). - N4: Bản thân mỗi người phải làm gì với thiên nhiên? (Phải giữ gìn, bảo vệ, tuyên truyền nhắc nhở mọi người thực hiện, tích cực trồng nhiều cây xanh và vệ sinh nơi ở)... => Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý. * Tìm hiểu nội dung bài học. GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/17: CThiên nhiên bao gồm những gì? - HS: Thiên nhiên bao gồm không khí, bầu trời, song, suối, rừng cây, đồi, núi, động- thực vật. CThế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?Nêu ví dụ? - HS trả lời, Ví dụ: bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng; trồng và chăm sóc cây xanh; lợi dụng sức nước của các dòng sông để làm thủy điện; khai thác thủy hải sản, khai thác rừng có kế hoạch CThiên nhiên có vai trò gì với cuộc sống con người? =>HS trả lời, GV chuẩn xác và nhấn mạnh: Thiên nhiên là tài sản vô giá của con người. CVậy chúng ta phải có trách nhiệm gì với thiên nhiên? - HS: Giữ gìn và bảo vệ, sống gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên, tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện *Trao đổi liên hệ thực tế. GV cho HS trao đổi bàn (2’) theo các câu hỏi: C Biểu hiện trái với yêu thiên nhiên là gì? Ví dụ cụ thể? - HS: Phá hoại thiên nhiên như chặt cây rừng lấy gỗ trái phép, đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật quý hiếm, xả rác bừa bãi CNêu tác hại của những hành vi đó? - HS: Làm mất cảnh quan thiên nhiên và gây ra thiên tai. => GV bổ sung và nhấn mạnh: Để tạo môi trường sống xanh - sạch - đẹp thì mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt phải tích cực trồng nhiều cây xanh để tạo cảnh quan CNêu một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại bằng cách đọc cho HS nghe câu thơ của Bác Hồ “Mùa xuân là tết trồng cây – làm cho đất nước ..càng xuân. * Làm bài tập. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập tại lớp: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài a/17, cả lớp làm ra nháp. => GV cùng HS chốt lại các ý đúng và HS làm vào vở. - Cho HS thi vẽ về cảnh đẹp hoặc việc bảo vệ thiên nhiên => HS trưng bày sản phẩm, GV nhận xét – cho điểm I. Đặt vấn đề: Truyện đọc: “Một ngày chủ nhật bổ ích” II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: a) Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi, núi, động – thực vật b)Yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên là: - Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. - Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. - Biết khai thác có lợi cho con người 2. Vai trò của thiên nhiên: Thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người, vì: - Cung cấp cho con người những thứ cần thiết, đáp ứng nhu cầu tinh thần, là môi trường sống của con người. - Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu. 3. Biện pháp bảo vệ thiên nhiên: - Trồng và chăm sóc cây xanh. - Khai thác rừng kết hợp trồng rừng. - Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt bằng cách hủy diệt (nổ mìn, xung điện) III. Bài tập. * Bài a/17: - Đáp án đúng là 1, 2, 3, 4. 4. Củng cố: GV kết luận: Thiên nhiên là tài sản vô giá rất cần thiết cho cuộc sống con người. Trách nhiệm của chúng ta là phải giữ gìn, bảo vệ và trồng nhiều cây xanh; đồng thời tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên 5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết tại lớp: Ý kiến của em về những việc làm sau: - Quét rác nhà mình đổ sang nhà hàng xóm. - Trẻ em ăn quà xả rác trên hè phố. - Vứt xác súc vật ra đường. - Quét rác thành đống rồi đốt ... 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo nội dung đã học. - Xem các bài tập và các nội dung đã học. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra một tiết. 7. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGDCD TIET 8 TUAN 8.doc