I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
2. Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì.
- Không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng, hay nản lòng.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng xác định giá trị (siêng năng, kiên trì là một giá trị của con người).
III. Tiến trình dạy - học.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 2 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 02 Ngày soạn: 24/08/2013
TIẾT 02 Ngày dạy: 28/08/2013
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (T1)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
2. Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì.
- Không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng, hay nản lòng.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng xác định giá trị (siêng năng, kiên trì là một giá trị của con người).
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ:
C Tầm quan trọng của sức khoẻ? Cần rèn luyện như thế nào để có sức khoẻ tốt?
C Sức khoẻ giúp ích gì cho ta trong cuộc sống? Đọc vài câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề bài học?
3. Dạy - học bài mới.
* GV giới thiệu bằng cách đưa tình huống trên bảng phụ:
“Nhà cô Mai có 2 con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi công việc ở nhà do ba mẹ con cô tự xoay sở. Hai con trai cô rất ngoan, mọi việc trong nhà như rửa bát – quét nhà - giặt giũ – cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em rất cần cù chịu khó học tập và năm nào cũng đạt học sinh giỏi ”.
Vậy câu chuyện trên nói về đức tính gì của hai con trai cô Mai? Để hiểu rõ hơn về đức tính siêng năng, kiên trì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài).
* Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc SGK.
* GV gọi 2 HS đọc truyện diễn cảm, sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi phần gợi ý:
- N1: Bác Hồ biết mấy thứ tiếng?
(Bác biết một số tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, Nga, Ý, Nhật, Đức, Trung Quốc đến nước nào Bác cũng tự học tiếng nước đó).
- N2: Qua truyện em thấy Bác đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
(Bác nhờ thuỷ thủ Pháp giảng giải, nghĩ ra cách học độc đáo, sáng sớm và chiều tự học ở vườn hoa, ngày nghỉ học với giáo sư, tra từ điển)
- N3: Trong quá trình học, Bác gặp những khó khăn gì?
(Bác không được học ở trường lớp, phải làm phụ bếp trên tàu từ sáng sớm đến khuya, làm việc nhiều giờ trong ngày khi tuổi đã cao).
- N4: Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
(Bác Hồ đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì)
=> Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV tuyên dương nhắc nhở HS đồng thời nhấn mạnh: Bác vừa học vừa kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước và đường lối cách mạng và đức tính siêng năng kiên trì đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp của mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục II/6 đàm thoại:
CEm hiểu thế nào là siêng năng?
CNêu những biểu hiện của tính siêng năng?
CEm hiểu thế nào là kiên trì?
=>HS rút ra và trả lời, GV chuẩn kiến thức và chốt cho HS ghi bài.
Hoạt động 3: Trao đổi liên hệ tấm gương có tính siêng năng, kiên trì.
* GV cho HS trao đổi bàn (2’) theo các câu hỏi:
CKể tên các danh nhân nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công?
- HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, giáo sư – bác sỹ Tôn Thất Tùng, nhà nông học – giáo sư Lương Định Của
CTìm trong lớp em, kể những bạn có tính siêng năng, kiên trì?
- HS: suy nghĩ và kể.
CTìm các câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì?
- HS: “Cần cù bù thông minh”, “Mưa dầm thấm đất”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”
=>HS trả lời và bổ sung lẫn nhau, GV chuẩn kiến thức và
I. Truyện đọc:
“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm:
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ.
4. Củng cố:
*GV chốt lại tiết 1:
- Ngày nay có nhiều doanh nghiệp và nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng và kiên trì.
- Vậy bản thân các em sẽ rèn luyện tính siêng năng kiên trì như thế nào? (tiết sau).
5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết:
- Có người cho rằng “Siêng năng là nguồn gốc và điều kiện của thành công?”
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Tìm hiểu các tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết.
- Chuẩn bị giờ sau học phần còn lại và làm bài tập.
7. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- GDCD TUAN 02.doc