I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- HS nêu được thế nào là lễ độ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
- Đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
- Cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người.
- Không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp và ứng xử lễ độ với mọi người.
- Thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.
- Tư duy, phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 05 - Bài 4: Lễ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 05 Ngày soạn:14/09/2013
TIẾT 05 Ngày dạy: 19/09/2013
Bài 4: LỄ ĐỘ
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- HS nêu được thế nào là lễ độ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
- Đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
- Cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người.
- Không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp và ứng xử lễ độ với mọi người.
- Thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.
- Tư duy, phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ:
C Thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm được biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ?
C Lợi ích của tiết kiệm? Đọc vài câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm?
3. Dạy - học bài mới.
*GV giới thiệu: Trong giao tiếp hàng ngày, hành vi ứng xử với mọi người cần đúng chuẩn mực để thể hiện sự lễ phép, tôn trong đối với người giao tiếp và được mọi người yêu mến. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu hành vi ứng xử qua bài Lễ độ.
*Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
* Đặt vấn đề: Khai thác truyện đọc SGK.
GV cho HS phân vai đọc truyện (3 vai: dẫn truyện, em Thuỷ và khách), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi:
CKể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà?
- HS: Bạn Thuỷ giới thiệu khách với Bà, nhanh nhẹn kéo ghế – pha trà mời khách, giới thiệu bố mẹ, vui vẻ kể chuyện học, tiễn khách và hẹn gặp lại
C Em nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ?
- HS: Thuỷ đã làm vui lòng khách và để lại ấn tượng đẹp.
CQua đó, em nhận xét gì về bạn Thủy?
- HS: Thuỷ là một học sinh ngoan và lễ phép.
=> GV chốt lại: Những hành vi và việc làm của bạn Thuỷ đáng để chúng ta học tập trong cách ứng xử với mọi người.
* Tìm hiểu nội dung bài học.
GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/10:
CEm hiểu thế nào là lễ độ? Cho ví dụ cụ thể?
- HS: Biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi, biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mực khiêm tốn ... nơi công cộng.
CÝ nghĩa của lễ độ trong cuộc sống hàng ngày?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại bằng cách gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài học (SGK/10).
*Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
GV chia nhóm (2 bàn/nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
- N1: Tìm những hành vi và thái độ thể hiện tính lễ độ?
(Lịch sự có văn hoá như biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, kính thầy yêu bạn, vui vẻ, hoà thuận)
- N2: Tìm những hành vi và thái độ trái với tính lễ độ?
(Vô lễ, hỗn xược như nói trống không, xấc xược, nói tục chửi thề, nói leo trong giờ học).
- N3: Em cần rèn luyện tính lễ độ như thế nào?
(Thường xuyện học hỏi các quy tắc và cách ứng xử có văn hoá, tự kiểm tra hành vi thái độ cá nhân, đồng thời tránh những hành vi và thái độ vô lễ).
- N4: Tìm những câu thành ngữ để chỉ đức tính lễ độ?
(“Đi thưa về gửi, gọi dạ bảo vâng”, “Lời nói gói vàng”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Trên kính dưới nhường”, “Học ăn học nói - học gói học mở”, “Lời nói chẳng mất tiền mua - lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”)
=> Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý: Trong cuộc sống cần thể hiện thái độ lễ phép với mọi người ở mọi lúc mọi nơi.
* Hướng dẫn làm bài tập.
GV hướng dẫn HS làm các bài tập tại lớp:
- GV treo bảng phụ gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/11.
- Cho HS trả lời tại chỗ theo các câu hỏi của bài tập b/11.
I. Đặt vấn đề:
Truyện đọc: “Em Thuỷ”
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm:
- Lễ độ là cách ứng xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
2. Ý nghĩa:
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quan tâm với mọi người.
- Thể hiện người có văn hoá và đạo đức.
- Quan hệ với mọi người tốt đẹp.
- Xã hội tiến bộ văn minh
III. Bài tập.
4. Củng cố:
- Cho HS giải thích câu “Tiên học lễ - hậu học văn”?
=>HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và cùng HS chốt lại câu trả lời đúng cho các bài tập ->HS làm vào vở.
* Bài c/11: Ở đây chỉ lễ nghĩa - đầu tiên phải học đạo đức, sau mới học văn hoá.
* GV kết luận bài học.
5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết:
C Lễ độ có giống với khúm núm, sợ sệt, xun xoe không? Em hiểu gì về sự khác biệt này?
Cho ví dụ minh hoạ?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 15’.
- Chuẩn bị tiết sau học bài 5.
7. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- GDCD TIET 5 TUAN 5.doc