Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Phạm Thị Thu Hoa

I- Mục tiêu bài:

1. Kiến thức: Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm (Tích hợp môi trường)

2. Kĩ năng: Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.

3. Thái độ: Biết sống tiết kiệm, không sống xa hoa, lãng phí. Có ý thức rèn luyện tính tiết kiệm. Học tập gương tiết kiệm của người khác.

II- Tài liệu và phương tiện:

 - THCD 6 (51 → 54)

 - Mẫu chuyện về tham ô, lãng phí làm thất thoát tiền của, vật dụng của nhà nước.

 - Ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm, bủn xỉn, xa xỉ

 - Các câu hỏi thảo luận nhóm và bài tập kiểm tra.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Phạm Thị Thu Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Bài 3(1 tiết): TIẾT KIỆM I- Mục tiêu bài: 1. Kiến thức: Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm (Tích hợp môi trường) 2. Kĩ năng: Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể. 3. Thái độ: Biết sống tiết kiệm, không sống xa hoa, lãng phí. Có ý thức rèn luyện tính tiết kiệm. Học tập gương tiết kiệm của người khác. II- Tài liệu và phương tiện: - THCD 6 (51 → 54) - Mẫu chuyện về tham ô, lãng phí làm thất thoát tiền của, vật dụng của nhà nước. - Ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm, bủn xỉn, xa xỉ - Các câu hỏi thảo luận nhóm và bài tập kiểm tra. III- Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (8ph): Gọi 3 HS cùng 1 lúc lên làm BT trên bảng. HS1: BT 1 (Giấy A4: TNKQ về siêng năng) và câu hỏi: Vì sao em đồng ý với ý kiến đó? Đáp án: ý 1,2,4,9,10. HS2: BT 2 (Giấy A4: TNKQ về siêng năng) và câu hỏi: Ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì? Đáp Án: ý 3,4,6,7,8. HS3: BT3 (Giấy A4: TNKQ) và hỏi thêm: Vì sao em chọn câu đó? Đáp Án: Nói về tính siêng năng: + Câu 1,2,3,5,6,7,9. + Câu 8: kiên trì. + Câu 5 : cả siêng năng và kiên trì. * GV kiểm tra BT về nhà của 3 HS trên – Cho HS bổ sung, nhận xét phần bài tập trên bảng; giáo viên ghi điểm) * Lưu ý sửa BT 3(Giấy A4) để chuyển sang bài 3: Tiết kiệm 3. Giới thiệu bài mới: (2ph) Trong bài tập 3 (A4): Câu 2,4,10: “Siêng năng là gốc của giàu – Tiết kiệm là nguồn của giàu”. Người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu không biết tiết kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn bị nghèo khổ - Vậy em đã tiết kiệm ntn? Không chỉ biết tiết kiệm trong tiêu dùng mà còn tiết kiệm về mặt nào nữa? Chúng ta cùng tìm hiểu→ Bài 3: Tg HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 12ph 07ph 12ph ● HĐ 1: Phương pháp đàm thoại, KTTD → Tìm hiểu truyện đọc: Biểu hiện tính Tiết kiệm của Thảo và Hà. * HS đóng vai 4 nhân vật để đọc truyện. H1: Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? - HS dựa sgk - 9 trả lời, GV ghi bảng các ý kiến của HS (Theo biểu hiện của tính tiết kiệm- GV sử dụng TLCD) H2: Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? (Tiết kiệm) H3: Suy nghĩ và hành vi của Hà: (sgk -9) + Trước khi đến nhà Thảo? + Sau khi đến nhà Thảo? H4: Em có nhận xét gì về việc làm của Thảo và suy nghĩ của Hà? (TLCD) (GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng. Lớp nhận xét vàGV chốt ý đúng, HS có thể ghi vở) ● HĐ 2: P2 sử dụng tình huống → Biểu hiện của tính tiết kiệm. * Gọi HS đọc 3 tình huống (trên giấyAo): Tình huống 1: Lan sắp xếp thời gian rất khoa học để đạt kết quả học tập tốt. Tình huống 2: Bác Trung làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian nghỉ trưa, thời gian giải trí và thăm bạn bè. Tình huống 3: Chị của Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù trường tập trung để mua xe máy cho chị, nhưng chị đã không đồng ý. Hằng ngày chị vẫn đi học bằng chiếc xe đạp Việt Nam sản xuất. H5: Lan tiết kiệm về mặt nào? (Thời gian, công sức) H6: Bác Trung tiết kiệm mặt nào? (Sức khoẻ, tiền của) H7: Chị Mai tiết kiệm về mặt nào? (Tiền của của gia đình). H4: Thế nào là TK (Biểu hiện của TK )? ●HĐ 3: P2 Trò chơi: Tiếp sức → Vì sao phải tiết kiệm? HS Thực hành tiết kiệm ntn?. * Chia lớp làm 4 nhóm, 4 câu hỏi, thời gian 3ph; HS của từng nhóm lần lượt ghi lên bảng phần trả lời câu hỏi của nhóm mình: Câu 1: Nêu biểu hiện biết tiết kiệm trong gia đình? Câu 2: Nêu biểu hiện biết tiết kiệm ở lớp, ở trường? Câu 3: Nêu biểu hiện biết tiết kiệm ở xã hội? Câu 4: Nêu những biểu hiện trái với tiết kiệm? * HS nhận xét, bổ sung phần trả lời của các nhóm (Các mặt tiết kiệm và lãng phí). GV chốt ý đúng, cho ví dụ thêm (TLCD- Giấy A4) H8: - Tiết kiệm của cải vật chất có lợi gì? (TLCD) (Tích hợp Môi trường) - Tiết kiệm công sức có lợi gì? - Tiết kiệm thời gian có lợi gì? H9: Vì sao phải tiết kiệm? (HS ghi ND 2) H10: HS phải thực hành tiết kiệm như thế nào? (HS tự ghi) * KL: Tiết kiệm là một lối sống đẹp, đúng đắn. Song nếu tiết kiệm không đúng mức, không đúng lúc sẽ có hại cho công việc, cho môi trường sống... I- Tìm hiểu truyện đọc: Thảo và Hà (sgk tr 8+9) Việc làm của Thảo và suy nghĩ của Hà sau khi đến nhà Thảo đều thể hiện là người biết tiết kiệm. II- Nội dung bài học 1. Thế nào là tiết kiệm: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. 2. Vì sao phải tiết kiệm? - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. - Tiết kiệm là đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. * Tục ngữ: sgk 12 3. Học sinh thực hành tiết kiệm như thế nào? (HS tự ghi): – Tiết kiệm điện, nước, chi phí, sinh hoạt hàng ngày. - Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí. - Tận dụng thời gian có ích. - Thực hành tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường 4. Luyện tập, củng cố: (3ph) * SD phiếu học tập: (2ph) Nêu những việc làm của em thể hiện bản thân em đã thực hành tiết kiệm? (Giấy A4) * GV Kể câu chuyện nói về tính tiết kiệm hay những biểu hiện quá đáng của tiết kiệm (keo kiệt, bủn xỉn- Tiết kiệm không đúng cách) - Chuyện tham ô, lãng phí làm thất thoát tiền của nhà nước → bị xử án: Vụ Năm Cam *KL: - Điều quan trọng là khi làm việc gì hãy cố gắng tập làm thế nào để mất ít thời gian công sức và vật liệu mà đạt kết quả tốt. Cần có kế hoạch và có sự cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào công việc. - Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” - Không phải chỉ nghèo mới tiết kiệm, mà tiết kiệm là 1 yêu cầu, 1 nguyên tắc của lối sống và làm việc hiện đại- “Tiết kiệm là quốc sách”. + Tích hợp môi trường: - Có thể tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm TNTN: Không khai thác bừa bãi, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên (đất, rừng, thuỷ hải sản) - Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ MT: Giữ gìn vật dụng lâu bền; tái chế, tái SD nguyên vật liệu, giảm tiêu thụ (điện, nước sạch); khai thác tài nguyên có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và tu bổ, tái tạo. Các hình thức tiết kiệm trên có tác dụng bảo vệ MT, vì trước hết làm giảm lượng rác thải ra MT xung quanh gây ô nhiễm MT, tắc nghẽn sông ngòi (VD: đồ nhựa, đồ nilon, đồ sắt, đồ gỗ). Việc sử dụng tiết kiệm TNTN có tác dụng duy trì, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên, bảo vệ MT sinh thái. 5. Hướng dẫn học tập: (1ph) - Làm bài tập (SGK – 10). Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về Tiết kiệm (TLCD). - Xem bài 4: + Trả lời câu hỏi gợi ý + Sưu tầm 1 số truyện, ca dao, tục ngữ nói về lễ độ. + Chuẩn bị cách ứng xử, đóng vai theo bài tập b (SGK – 13)

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 6 bai 3Tiet kiem.doc