Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 18

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Cung cấp cho học sinh hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- ý nghĩa của tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2. Thai độ

Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

3. Kỹ năng

- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

- Biết vân động mọi người cung tham gia và hưởng ứng phong trào thể dực thể thao

B. Phương pháp

- Thảo luân nhóm

- Giải quyết tình huống

- Tổ chức trò chơi sắm vai.

C. Tài liệu phương tiện

- Tranh ảnh bài 6

- Giấy khổ A0 + bút dạ

 

doc84 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ Sơn. Tiết 2 Hoạt động 1 Hành trình ý Thức Trách Nhiệm Của Bản Thân Và Kĩ Năng Nhận Biết ứng Xử GV: Vận dụng tình huống bài tập b-sgk HS: Đọc bài tập ? Trong tình huống trên ai vi phạm pháp luật? Vi phạm điều gì? ? Theo em Hải có thể có cách ứng xử nào? HS: Thảo kuận GV: Giáo viên lựa chọn liệt kê những cách ứng xử mà hs nêu lên ? Từ đó chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? - Tuấn vi phạm pháp luật: đã chửi và rủ người đánh Hải( lôi kéo người khác cùng phạm tội) . Xâm phạm danh dự , thân thể và sức khoẻ của Hải. - Anh trai Tuấn sai : Vì không những không can ngăn em mà lại tiếp tay cho Tuấn đã sai lại càng sai hơn. b. Trách nhiệm - Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, thân thể, danh dự, và nhân phẩm của người khác. - Phải biết tự bảo vệ quyền của mình ; phê phán, tố cáo, những việc làm sai trái với quy định của pháp luật. Hoạt động 2 Làm Bài Tập . Vận Dụng Kiến Thức Vào Cuộc Sống Rèn Kĩ Năng Lập Luận. HS: đọc bài tập c-sgk ? Vì sao em chọn cách ứng xử đó? HS: đọc và làm bài tập d-sgk Thi trả lời câu hỏi nhanh 3 Bài tập c, Cách ứng xử đúng: Hà tỏ thái độ đổi nhóm con trai và báo với cha mẹ , thầy giáo cô giáo biết. d, - Đúng: #ý đầu. - Sai: 2ý sau. 4. Củng cố Tổ chức trò chơi 5. Dặn dò . Ôn lại bài . Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn Ngày dạy Tiết lớp Bài 17.(1 tiết) Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Chỗ ở A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Hiểu và những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạmđược quy định trong hiến pháp của nhà nước 2 Thái độ Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác biết cảnh giác trong việc giữ gìn chỗ ở của mình 3. Kĩ năng Biết phân biệt những hành vi vi phạm pháp luậtvề chỗ ở của công dân.Biết bảo vệ chỗ ở của mình B. Phương Pháp . Phân tích, xử lý tình huống . Thảo luận nhóm . Trò chơi sắm vai C Tài liệu - phương tiện . Hiến pháp 1992 . Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN.1999. D. Hoạt động dạy- học 1 ổn định 2 Kiểm tra3. Bài mới Giới thiệu bài:Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp nhà nước ta . Vậy công dân có quyền bất khả về chỗ ở nghĩa là như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay Hoạt động 1 HS thảo luận phân tích tình huống GV: Đề nghị hs đọc tình huống sgk GV: Nêu câu hỏi: a, Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoà đã có những suy nghĩ và đã hành động như thế nào? HS: thảo luận - nêu ý kiến GV: ghi nhanh ý kiến hs lên bảng. Nhận xét chốt lại. b, Theo em bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? HS: Trả lời các ý kiến sau: 1. Bà Hoà cứ xông vào lục lọi khám xét nhà T. 2. Bà Hoà đi báo chính quyền địa phương. 3. Bà Hoà bỏ về chịu mất quạt. 4. Bà Hoà không được khám nhà T. 5. Chỉ ở trường hợp thứ 2 bà Hoà mới có quyền khám nhà T. GV: Hướng dẫn hs xác định ý kiến đúng và đi đến kết luận GV: Cho hs đọc quy định của pháp luật( Điều 73- Hiến pháp1992) - Có thể viết sẵn trên giấy khổ to treo lên bảng. GV: Tiếp tục nêu câu hỏi thảo luận c, Theo em bà Hoà có thể làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác? HS: Trao đổi ý kiến GV: Bổ sung - chốt. GV: Giới thiệuđiều 124- bộ luật hình sự 1999. - có thể viết trên giấy khổ to treo lên bảng. HS: Đọc to cả lớp cùng theo dõi. 1. Tình huống(sgk- Trang55) a, Gia đình bà Hoà: * Mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng. + Bà Hào nghĩ : chỉ có nhà T lấy trộm. + Bà Hoà chửi đổng suốt ngày. * Mất quạt bàn: + Bà Hoà nghĩ: Nhà T lấy cắp chiếc quạt + Bà chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con T không cho, bà Hoà nghi ngờ và cứ sông vào khám. b, H ành động của bà Hoà xông vào khám nhà T là sai , là vi phạm pháp luật. * Nội dung điều 73- hiến pháp 1992" Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép" c. Bà Hoà - Quan sát , theo dõi - Cần báo với chính quyền đia phương để nhờ can thiệp - Không được tự ý xông vào lục lọi .khám xét nhà người khác. Làm như vậy là vi phạm pháp luật. Hoạt động2 Học Sinh Tự nghiên Cứu thảo Luận nhóm Về nội Dung Bài Học * Mục tiêu: Nắm nội dung cơ bản của quyền bất khà xâm phạm về chỗ ở * Cách tiến hành: GV: Yêu cầu hs tự đọc nghiên cứu nội dung bài học sgk - tr.55. Chia nhóm thảo luận ? Quyền bất khả xâm phạm của công dân là gì? ? Những hành vi như thế nào là xâm phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? ? Nười vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp bổ sung GV: Kết l;uận nội dung bài HS: Đọc lại sgk 2. Nội dung bài học (sgk) Hoạt động 3 Luyện Tập Trò Chơi Đóng Vai Theo Tình Huống GV: Tổ chức cho hs đóng vai theo tình huống. + tình huống 1: Bố mẹ đi vắng em ở nhà một mình đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong tình huống này? + Tình huống 2:Nhà hàng xóm không có ai ở nhà , nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đấy bị cháy. Em sẽ làm gì? * Cách tiến hành. GV: Chia lớp 4 nhóm - nhóm 1,và 3 đóng vai ứng xử tình huống1 - Nhóm 2 và 4 đóng vai ứng xử tình huống2. + Các nhóm thảo luận phân vai ,đóng vai, rút kinh nghiệm GV: Kết luận về cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống. 3. Bài tập d (sgk) * Chung ta không cho người lạ người không có thẩm quyền vào nhà mình cũng như không tự tiện vào nhà người khác nếu chủ không đồng ý. Trong trường hợp cần thiết , muốn vào nhà người khác phải có sự chứng kiến của nhiều người xung quanh. 4. Củng cố Tổ Chức trò chơi sắm vai 5. Dặn dò - Làm bt còn lại - học thuộc bài - Chuẩn bị bài mới Ngày soạn Ngày dạy tiết Lớp Bài 18 (1tiết) Quyền Được Bảo Đảm An Toàn Và Bí Mật Thư Tín , Điện Thoại, Điện Tín A. Mục tiêu bài học 1 Kiến thức Nắm được nội dung cơ bản của quyền được bảo vệ an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín. Được quy định trong hiến pháp của nhà nước. 2. Thái độ Có ý thức trách nhiệm đối với quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện tín, điện thoại. 3. Kĩ năng Phân biệt những hành vi đúng sai trong quyền trên. B Phương pháp . Phân tích xử lí tình huống . Thảo luận lớp, nhóm. . Tổ chức trò chơi sẵm vai C. Tài liệu- Phương tiện . Hiến pháp 1992 . Giấy khổ to ,bút dạ D. Hoạt động dạy- học 1 ổn định 2. Kiểm tra 3 Bài mới Hoạt động 1 Thảo Luận Phân Tích Tình Huống * Cách thực hiện : GV: Cho hs đọc tình huống sgk. ? Theo em Phượng có thể đọc thư gủi Hiền mà không được sự đông ý của Hiền không? Vì sao? ? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư , dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? ? Nếu là Loan em sẽ làm thế nào? HS; Trao đổi thảo luận - phát biểu ý kiến. GV: Ghi nhanh ý kiến của hs lên bảng HS: Nhận xét bổ sung GV: Chốt lại ghi. GV: Giới thiệu Điều 73- Hiến pháp 1992.( Có thể viết sẵn trên giấy khổ to treo lên bảng) HS: Đọc nội dung điều 73. 1. Tình huống (sgk - trang 57 ) a, Phượng không đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư gủi cho Phượng. Dù Hiền là bạn thân, nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì không được đọc. b, Giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiền là không chấp nhận được . Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín , điện tín, điện thoại. c, Nếu là Loan em nên : - Gải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý - Néu cố tình đọc là vi phạm quyền được đảm bảo thư tín ,điện tín, * Điều 73- Hiến pháp 1992. "Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật ". Hoạt động 2 Thảo Luận Nhóm : Tìm Hiểu Nội Dung Bài Học GV: Yêu cầu hs đọc điều 125 bộ luật hình sự 1999 (sgk - tr. 58) đọc nội dung bài học ? Quyền được đảm bảo bí mật thư tín điện tín của công dân là thế nào? ? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về thư tín..? ? Người vi phạm pháp luật về thư tín.sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? ? Nếu thấy bạn nhge trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? HS: thảo luận trình bày GV: Nhận xét GV: Yêu cầu hs đọc nội dung bài học 2. Nội dung bài học 1. Câu1 (nhóm1): sgk - phần b (TR,58) 2. Câu 2: (nhóm2) :Hành vi vi phạm có thể là: - Đọc trộm thư của người khác. - Thu gĩư thư tín điện tín của người khác - Nghe trộm điện thoại của người khác. - Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người khác biết. 3. Câu 3: Thảo luận bộ luật hình sự, điều 125. 4. Câu 4. - Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy - Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật - Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy giáo , cô giáo hoặc gia đình phân tích để bạn hiểu. Hoạt động 3 Luyện Tập Bằng Hệ Thống Bài Tập GV: Yêu cầu hs làm bài tập 1 . Bài 1 Em phải làm gì khi gặp nhữnh trường hợp sau": a, Nặt được thư của người khác b, Bố mẹ em hoặc anh chị xem thư của emmà không hỏi ý kiến. em c, Khi bố mẹ đi vắng , làm thế nào để khỏi thất lạc thư , điện báo. d, Nếu bố mẹ hoặc anh chị đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì GV: Yêu cầu hs ghi cách ứng xử của mình ra nháp hoặc vào vở - rồi trình bày GV: Nhận xét 3. Bài tập 4. Củng cố Hoạt động 4 Rèn kĩ năng khắc sâu kiến thức GV: Nêu câu hỏi : 1) Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín ,điện tín, điện thoại của công dân? 2) Trả lời nhanh các tình huống sau đánh dấu đúng ( Đ) - sai (S) vào ô trống tương ứng: - Minh đọc trộm thư của Hà - Mai nghe diện thoai của Đông - Nặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại - Phê bình bạn An bóc thư của người khác. 5 Dặn dò . . Học thuộc bài . Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá ( các vấn đề của địa phương- tệ nạn xã hội)

File đính kèm:

  • docGDCD 6(3).doc