Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2007-2008 - Trần Văn Bắc

GV: Trong thực tế cuộc sống, để phù hợp với lợi ích của tập thể, của cộng đồng, mỗi cá nhân phải có hành vi như thế nào?

-HS: Phải tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng.

-GV: Em hãy nêu ví dụ về những chuẩn mực đạo đức mà em biết.

-HS: Con cái kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ.

-GV: vậy người người có đạo đức là người như thế nào?

-HS:biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội .

-GV:vậy em hãy cho biết người thiếu đọa đức là người như thế nào?

-HS: Người thiếu đạo đức là người chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2007-2008 - Trần Văn Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: MÔN GDCG LỚP 10 SV SOẠN BÀI:TRẦN VĂN BẮC LỚP GDCT 4B NĂM HỌC 2007- 2008 Bài 10 QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC(1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là đạo đức. - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. - Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải moat số vấn đề về đạo đức trong lịch sử. - Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng. - Có ý thức điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức mới. II. NỘI DUNG: 1.Đạo đức là gì? 2.Vai trò của đạo đức trong đời sống XH III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, giải quyết vấn đề, đàm thoại và thảo luận nhóm. 2. Hình thức dạy học: Chia nhóm thảo luận trên lớp. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo án, sách giáo khoa lớp 10, sách giáo viên, tranh ảnh về các hoạt động xây dựng quê hương và bảo vệ tổ quốc, con cái hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ:(4 phút) - Em hãy cho biết vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử? - Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển XH? 2. Giới thiệu bài mới:(2phút) Hồ Chí Minh thường nói: đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống XH. Vậy tại sao đạo đức lại quan trọng như thế? Để trả lời cho câu hỏi ấy chúng ta vào tìm hiểu bài 10 : QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC 3. Dạy bài mới:(35 phút) Hoạt động GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1(12 phút) -GV: Trong thực tế cuộc sống, để phù hợp với lợi ích của tập thể, của cộng đồng, mỗi cá nhân phải có hành vi như thế nào? -HS: Phải tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. -GV: Em hãy nêu ví dụ về những chuẩn mực đạo đức mà em biết. -HS: Con cái kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ. -GV: vậy người người có đạo đức là người như thế nào? -HS:biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội . -GV:vậy em hãy cho biết người thiếu đọa đức là người như thế nào? -HS: Người thiếu đạo đức là người chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội. GV: Em hãy nêu ví dụ về những hành vi thiếu đạo đức. HS:Những người sản xuất hàng giả ,hàng kém chất lượng. GV:Trong lịch sử nhân loại đã tồn tại nhiều nền đạo đức khác nhau các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị. GV:vậy em nào cho biết nền đạo đức ở nước ta hiện nay là nền đạo đức của nức ta có những biểu hiện như thế náo? HS:-tiến bộ, phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. -vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa phát huy của đạo đức nhân loại. 1. Quan niệm về đạo đức: a. Đạo đức là gì? Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực XH mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của XH. VD: Con cái yêu kính, phụng dưỡng cha mẹ. VD:Những người sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. -tiến bộ, phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. -vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa phát huy của đạo đức nhân loại. Hoạt động 3(10 phút) -GV: Tính chất của đạo đức là gì? Cho ví dụ. -HS trả lời, HS khác nhận xét. GV:nhận xét: đạo đức mang tính tự nguyện, là yêu cầu cao với con người. - VD: lễ phép,chào hỏi người lớn tuổi -GV: Tính chất của pháp luật là gì? Cho ví dụ. -HS thảo luận tìm ví dụ. GV:mang tính bắt buộc, yêu cầu tối thiểu được quy định trong văn bản của nhà nước mà cá nhân tổ chức phải tuân theo. -VD: Khi tham gia giao thông trên đường người đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm; tuân thủ luật nghĩa vụ quân sự khi thanh niên đúng 18 tuổi. -GV: Tính chất của phong tục tập quán? Cho ví dụ. -GV giúp HS phân biệt mỹ tục, hủ tục: +Mỹ tục: Tết Nguyên Đán gói bánh chưng bánh dày,đêm trung thu tổ chức diễn văn nghệ +Hủ tục: Ma chay rườm rà, cúng bái,xem bói, gọi hồn b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người: - Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người mang tính tự giác. - Pháp luật là phương thức điều chỉnh hành vi của con người mang tính cưỡng chế, bắt buộc. -Phong tục tập quán là những thói quen, nề nếp, trật tự có từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Phong tục có cái tốt, cái xấu, cái tốt gọi là mỹ tục, cái xấu gọi là hủ tục. Hoạt động :(13 phút) -GV: Đạo đức đối với cá nhân có vai trò như thế nào? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa tài và đức? Cho ví dụ. -HS trả lời, HS khác nhận xét -VD: Một kĩ sư giỏi nhưng lại ăn cắp: rút ruột công trình thì sớm muộn cũng bị pháp luật trừng trị. -GV: Đạo đức đối với gia đình có vai trò như thế nào? HS trả lời. GV: Hạnh phúc gia đình có được nhờ có đạo đức. Vì có đạo đức nới giáo dục con cái đúng quy tắc, chuẩn mực. Từ đó con cái ngoan , trưởng thành. -GV: Vai trò của đạo đức đối với XH? -HS cho ví dụ: Hiến máu nhân đạo, vận động đóng góp xây dựng nhà tình thương, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt 2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và XH: a. Đối với cá nhân: Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách của con người, giúp cho con người sống tốt, sống có ích đối với cộng đồng. b. Đối với gia đình: Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. c. Đối với XH: Một XH trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì XH đó có thể phát triển bền vững. 4. Luyện tập -Củng cố:(4 phút) - Học sinh làm một số bài tập sau: Câu 1: Người được coi là có đạo đức là người có hành vi nào sau đây? a. Chỉ biết đến lợi ích của mình. b. Gắn lợi ích của mình với lợi ích chung của cộng đồng. c. Buôn bán hàng giả. Đáp án: b Câu 2: Sự điều chỉnh hành vi đạo đức mang tính: a. bắt buộc. b. tự giác. c. yêu cầu tối thiểu. d. vừa tự giác vừa bắt buộc. Đáp án: b Câu 3: Những hành vi nào sau đây được coi là hủ tục? a. Ma chay, cưới hỏi linh đình. b. Thờ tổ tiên ông bà. c. Thờ các vị anh hùng giải phóng dân tộc. d. Hội dấu vật trong dịp xuân. đáp án: a câu 4: Đạo đức giúp cá nhân: a. Có ý thức và năng lực sống. b. Sống có ích. c. Tăng thêm tình yêu đối vớ tổ quốc đối với đồng bào. d. Ca a, b, c. Đáp án: d câu 5: Hành vi nào sau đây vi phạm chuẩn mực đạođức gia đình: a. Cha mẹ yêu thương con cái. b. Con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. c. Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau. d. Con cái không nghe lời cha mẹ. Đáp án: d 5. Dặn dò - HS về nhà học bài và làm bài tập trong SGK. -sưu tầm tục ngữ, ca dao,danhy ngôn nói ề đạo đức, phong tục tập quán. - Sưu tầm một số truyện con cái hiếu thảo.

File đính kèm:

  • docgiao an giao duc cong dan 10.doc