Giáo án GDCD Lớp 10 - Đặng Thị Thu Hương

- Gv: Đặt vấn đề.

 Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, qui tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có.

Hoạt động 2 : Sử dụng phương pháp thuyết trình, giải quyết vấn đề để làm rõ nội dung phần b.

- Gv: Cho HS đọc phần thông tin trong trách giáo khoa và cho biết suy nghĩ của cá nhân về thông tin đó.

- HS : Đọc và trả lời.

- Gv : Vậy qua nội dung thông tin trên em nào cho biết hòa nhập là gì ?

- Gv : Đưa ra tình huống và cho Hs nhận xét về 2 nhân vật trong tình huống (bảng phụ).

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 10 - Đặng Thị Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày dạy : BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được: 1. Về kiến thức: - Hiểu được trách nhiệm đạo đức của người công dân trong mối quan hệ với cộng đồng. 2. Về kĩ năng: - Biết cư xử đúng đắn và xây dựng với mọi người xung quanh. - Biết chọn lựa và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng. 3. Về thái độ: - Yêu quí, gắn bó có trách nhiệm với tập thể trường, lớp học, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: Phương pháp đàm thoại. Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp thảo luận lớp. III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN: - SGK, SGV lớp 10 môn GDCD. - Một số tranh ảnh về các hoạt động nhân đạo, về các hoạt động hợp tác, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương. V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới: Hoạt động 1 GIỚI THIỆU BÀI Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cộng đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Vậy thế nào là hòa nhập, hợp tác và ý nghĩa của nó như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Gv: Đặt vấn đề. Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, qui tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có. Hoạt động 2 : Sử dụng phương pháp thuyết trình, giải quyết vấn đề để làm rõ nội dung phần b. - Gv: Cho HS đọc phần thông tin trong trách giáo khoa và cho biết suy nghĩ của cá nhân về thông tin đó. - HS : Đọc và trả lời. - Gv : Vậy qua nội dung thông tin trên em nào cho biết hòa nhập là gì ? - Gv : Đưa ra tình huống và cho Hs nhận xét về 2 nhân vật trong tình huống (bảng phụ). Tình huống : Sau khi mãn án tù, Trung mới có 25 tuổi, nhưng vì không hòa đồng được với mọi người, vì mặc cảm, anh thấy đơn độc, buồn tẻ và lại tiếp tục sa vào con đường nghiện ngập như cũ. Nhưng Hải, bạn anh, sau khi mãn án tù, được mọi người giúp đỡ chia sẻ, quan tâm. Hải đã vượt qua được mặc cảm, vượt lên chính mình, hòa đồng với mọi người, trở thành người tốt, có ích cho xã hội. - Hs : Nhận xét, phát biểu. - Gv : Nhận xét. Vậy thông qua 2 nhân vật trong tình huống trên, em hãy cho biết sống hòa nhập có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ? - Hs : Suy nghĩ, trả lời. - Gv : Chốt vấn đề và ghi bảng. - Gv: Vậy theo các em, là học sinh chúng ta cần phải rèn luyện cách sống hòa nhập này như thế nào ? - Hs : Phát biểu. - Gv : Như vậy, tới đây chúng ta đã hiểu thế nào là hòa nhập. Các em suy nghĩ thế nào về chủ trương :‘‘Hòa nhập nhưng không hòa tan’’ - Hs: Phát biểu. - Gv: Nhận xét. Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ toàn cầu hòa, cả thế giới là một mái nhà chung, nếu không hội nhập, không mở cửa để hòa vào cái chung ấy thì không thể ‘‘Sánh ngang với các cường quốc năm châu’’. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập bên cạnh tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới, những thành tựu tiên tiến của nhân loại để giúp ích cho dân tộc thì chúng ta vẫn phải giữ được cái bản chất vốn có, những nét đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Hoạt động 3 : Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống để làm rõ nội dung phần c - Sgk. - Gv : Đưa ra câu ca dao : “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa ? - Gv : Câu ca dao trên muốn nói tới sức mạnh và thành quả của sự hợp tác. Vậy hợp tác là gì, biểu hiện cũng như ý nghĩa của hợp tác như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần c. Vậy thông qua việc tìm hiểu câu ca dao trên theo em thế nào là hợp tác. Cho ví dụ chứng minh ? - Hs : Phát biểu. - Gv : Nhận xét và ghi bảng. - Gv : Vậy theo các em, biểu hiện của hợp tác như thế nào ? - Gv : Đưa ra tình huống yêu cầu HS giải quyết (bảng phụ). Tình huống : Công ty Nam và Sinh dạo này làm ăn thua kém do có sự xuất hiện của 1 công ty khác mới thành lập. Tức tối 2 người dã bàn nhau lập kế hoạch nhằm mục đích hạ bệ công ty đó. Theo em giữa Nam và Sinh có phải là sự hợp tác hay không? Vì sao ? - Hs : Trả lời cá nhân. - Gv : Nhận xét. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh và những hạn chế riêng. Sự hợp tác sẽ giúp cho mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ và sức mạnh thể chất và đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc hợp tác. Hay nói cách khác : Hợp tác là tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với công dân của một xã hội hiện đại. - Gv : Theo các em, có phải lúc nào chúng ta cũng có thể hợp tác được với người khác hay không ? Và trong hợp tác là tự do, tùy ý hay phải tuân theo những nguyên tắc nào ? VD : 5 người cùng hợp tác thành lập công ty TNHH thì họ đều có sự thỏa thuận với nhau, tự nguyện hợp tác và thỏa thuận bằng văn bản, điều lệ và theo quy định của pháp luật. Ai đóng cổ phần % nhiều hơn thì sẽ được hưởng lợi nhuận nhiều hơn người khác. - Gv: Em hãy lấy ví dụ khác về hợp tác mà em biết ? - Hs : Trả lời. - Gv : Vậy theo các em thì trong cuộc sống có những loại hợp tác nào ? - Gv: Chúng ta có nhiều loại hợp tác như : Hợp tác song phương tức là hai hoặc nhiều đối tác cùng hợp tác với nhau. VD: - Hai công ty A và B hợp tác với nhau gọi là hợp tác song phương. Các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng hợp tác nhằm phát triển khu vực gọi là hợp tác đa phương. Ngoài ra chúng ta còn có hợp tác trong từng lĩnh vực hoặc toàn diện. Bên cạnh đó còn có hợp tác giữa các cá nhân với nhau, các nhóm, các cộng đồng, dân tộc, quốc gia Vậy là học sinh, các em phải thực hiện hợp tác như thế nào trong học tập, trong công việc của trường, lớp. - Hs : Trả lời. - Gv : Bổ sung và ghi bảng Em hiểu thế nào về quan điểm của Đảng ta : “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ”  - Hs : Phát biểu cá nhân. - Gv : Nhận xét và kết luận toàn bài. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay trong quan hệ với cộng đồng. Trên cơ sở đó, chúng ta phải biết gắn bó với cộng đồng nơi ở, nơi học tập của mình và tích cực góp phần xây dựng cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. 2 . Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng: a/ Nhân nghĩa: b/ Hòa nhập: *. Khái niệm : Hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. *. Ý nghĩa: Sống hòa nhập vứoi cộng đồng sẽ có thêm niệm vui và sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. *. Là học sinh cần phải ? - Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, chan hòa với mọi người, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương, đoàn thể tổ chức, đồng thời vận động mọi người cùng tham gia. - Không xa lánh người khác, kết bè phái, băng nhóm làm điều xấu, gây mất đoàn kết trong trường, lớp, khu dân cư. c/ Hợp tác: Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. *. Biểu hiện: - Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng. - Hiểu biết nhiệm vụ của nhau. - Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ. - Hợp tác không phải là chia bè kéo cánh kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc nhóm người nào đó... *. Ý nghĩa: - Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất. - Đem lại chất lượng và hiệu quả cao. - Là yêu cầu đạo đức quan trọng của mỗi con người trong xã hội hiện đại. *. Nguyên tắc hợp tác: - Tự nguyện, bình đẳng. - Hai bên cùng có lợi. - Không làm hại đến lợi ích người khác *. Các loại hợp tác: - Song phương, đa phương. - Trong từng lĩnh vực hoặc toàn diện, giữa cá nhân các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia. *.Là Hs cần phải rèn luyện. - Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể. - Nghiêm túc thực hiện - Phối hợp nhịp nhàng, chia xẻ, đóng góp sáng kiến cho nhau. - Đánh giá rút kinh nghiệm. 4 . Củng cố 4.1 Cho HS làm bài tập 5 (SGK - 94) 4.2 Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về nhân nghĩa. 5 . Dặn dò. - Bài tập về nhà 2, 3, 4, 6, 7 SGK trang 94. - Chuẩn bị bài mới, học bài cũ.

File đính kèm:

  • docb¢i 13 T2.doc