- Đây là bài học mang tính lý luận chính trị cao nhằm cung cấp một số kiến thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho học sinh. Vì vậy, sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, đồng thời cần kết hợp với các phương pháp sau:
+ Phương pháp giảng giải
+ Phương pháp trực quan
21 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân - Bài 9: Nhà nước quản lí xã hội bằng Pháp luật (tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí thức Việt Nam.
Đáp án: Đúng (A; D)
Câu2: Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
Phương án lựa chọn
Đúng
Sai
A. Bảo đảm an ninh chính trị và phát triển an toàn xã hội.
B. Là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.
C. Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
D. Xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đáp án: Đúng (A; C; D)
Câu3: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước mang tính:
Phương án lựa chọn
Đúng
Sai
A. Nhân dân.
B. Khoa học đại chúng.
C. Dân tộc.
D. Văn minh, tiến bộ.
Đáp án: Đúng (A; C)
Câu4: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò:
Phương án lựa chọn
Đúng
Sai
A. Sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
B. Là công cụ hữu hiệu để đảng thực hiện thực hiện vai trò của mình với toàn xã hội, công cụ chủ yếu của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt nam.
D. Đề ra đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ.
Đáp án: Đúng (B; C)
c. Câu hỏi dạng ghép đôi
Ghép mỗi nội dung ở cột B với mỗi nội dung ở cột A cho phù hợp. Ghi phương án lựa chọn ở cột B vào ô trống giữa bảng.
Câu 1:
Cột A
Cột B
1. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
A. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lợi của mình.
2. Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện:
B. Thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt nam.
3. Tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện:
C. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
4. Quản lý Nhà nước
D. là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đáp án: 1- B; 2- A; 3- C; 4- D
Câu 2:
Cột A
Cột B
1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
A. là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nhà nước
B. là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.
3. Quốc hội
C. là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
4. Hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng
D. là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Đáp án: 1- D; 2- B; 3- A; 4- C
d. Câu hỏi dạng điền khuyết
Câu 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của (1), do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng (2), do (3) lãnh đạo.
1- A. Công nhân B. Nông dân
C. Trí thức D. Nhân dân
2- A. Hiến pháp B. Pháp luật
C. Pháp lệnh D. Đạo đức
3- A. Nhà nước B. Nhân dân
C. Đảng Cộng sản Việt Nam D. Quốc hội
Đáp án: 1- D; 2- B; 3- C
Câu 2: Trong hệ thống chính trị nước ta, (1) là trụ cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo và thực hiện đường lối chính trị của ...(2), thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
1- A. Đảng Cộng sản Việt Nam B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
C. Chính phủ D. Quốc hội
2- A. Nhà nước B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Quốc hội D. Chính phủ
Đáp án: 1- B; 2- B
Câu 3: Nhà nước ta sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu (1), phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến nền an ninh quốc gia, sự ổn định (2) trong nước, bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện hoà bình, (3) cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
1- A. Biểu tình B. Phá rối
C. Gây rối D. Gây mất trật tự
2- A. Chính trị B. Kinh tế
C. Xã hội D. Văn hoá
3- A. Bình yên B. Yên ổn
C. An toàn D. Ổn định
Đáp án: 1- C; 2- A; 3- D
Câu 4: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về (1) mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp (2) với giai cấp (3) và đội ngũ trí thức.
Quyền lực Nhà nước là (4), có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền (5), (6), tư pháp”.
1- A. Nhà nước B. Nhân dân
C. Giai cấp công nhân D. Chính phủ
2- A. Địa chủ B. Tư sản
C. Vô sản D. Công nhân
3- A. Công nhân B. Vô sản
C. Nông dân D. Lãnh đạo
4- A. Thống nhất B. Phân quyền
C. Độc lập D. Vô hạn
5- A. Dân chủ B. Tự do
C. Lập pháp D. Hiến pháp
6- A. Hiến pháp B. Dân chủ
C. Tự do D. Hành pháp
Đáp án: 1- B; 2- D; 3- C; 4- A; 5- C; 6- D
2. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Tại sao nói đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân? Lấy ví dụ.
Trả lời: Các cơ quan quyền lực Nhà nước được lập nên thông qua các cuộc bầu cử phổ thông, dân chủ, tự do và bình đẳng.
Quyền lực của Nhà nước là quyền lực của nhân dân được lập nên thông qua lá phiếu của mình; tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy Nhà nước do nhân dân quyết định.
Các vấn đề trọng đại của đất nước đều phải hỏi ý kiến nhân dân. Những đóng góp, khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với Nhà nước đều được tôn trọng, xem xét, tiếp thu và giải quyết.
Câu 2: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khác với các loại hình nhà nước trước đây như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh.
Trả lời:
Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là kiểu Nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu Nhà nước bóc lột. Bản chất đó do cơ sở kinh tế - xã hội và đặc điểm về tổ chức thực hiện quyền lực chính trị trong chủ nghĩa xã hội quy định. Cơ sở kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Nhà nước và xã hội, quyền lực Nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ duy trì sự thống trị của đa số với thiểu số là các giai cấp bóc lột, thực hiện dân chủ với đa số là nhân dân lao động, chuyên chính với thiểu số bóc lột, chống đối. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy hành chính, cơ quan cưỡng chế, đồng thời là một tổ chức quản lý kinh tế xã hội, là công cụ xây dựng một xã hội bình đẳng, công bằng, tự do và nhân đạo, là nhà nước “nửa nhà nước”.
Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở tính nhân dân của Nhà nước, đó là: “ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Câu 3: Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời: Cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm, góp phần xây dựng hệ thống chính trị nói riêng và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung:
+ Rèn luyện đạo đức, tác phong học sinh tốt.
+ Bảo vệ môi trường sống.
+ Học tập tốt, lao động tốt.
+ Có lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội
+ Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
+ Tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào của các tổ chức chính trị - xã hội phát động; trực tiếp là xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở nói riêng và phong trào đoàn trường nói chung
Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí minh từng nói: “ phải là một Nhà nước có đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Nói Nhà nước có đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân”. Em có cảm nhận gì về những lời Bác nói.
Trả lời: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân và nhân dân tham gia quản lý; Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Trong tổ chức và thực hiện, Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc; Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn định chính trị trong nước, bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện hoà bình, ổn định cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Câu 5: Tình huống:
Nam và Bình đang bàn về một tình huống mà Nam đã gặp tại trụ sở UBND xã X:
Nam nói: Hôm qua mình thấy ông Chủ tịch xã mình đánh một người dân, nhưng nghe bảo anh này bình thường có những triệu chứng của bệnh tâm thần.
Bình: Chủ tịch xã mà đánh dân à! Như vậy là vi phạm Pháp luật đấy.
Nam: Ông Chủ tịch này cũng nhiều chuyện phức tạp lắm, dân kêu ca suốt à.
Bình: Sao thấy vậy mà cậu không làm gì là sao?
Nam: Chuyện người ta, xía vào làm gì; lỡ mình làm gì đó ông ấy đánh cả mình thì sao
Em có nhận xét gì về tình huống trên, Nếu là Bình em sẽ khuyên Nam làm gì trong trường hợp này?
Gợi ý trả lời:
Hành động của ông Chủ tịch xã này là sai, vì là một công chức Nhà nước không được đánh dân, huống gì người này lại có nhữngtriệu chứng của bệnh tâm thần.
Cần phải có những biện pháp để đấu tranh với những hành động sai trái này, có thể nhờ người làm đơn khiếu nại, thông báo lên cơ quan cấp trên, lên Đảng uỷ xã..
Mọi công dân không phân biệt nam, nữ, điều kiện xuất thân, dân tộc, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng đất nước, trong trường hợp này cụ thể là phải đấu tranh chống tình trạng cửa quyền, hách dịch của một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước.
Lê Văn Dương – GDCT 4A
File đính kèm:
- Bai 9 Nha nuoc xa hoi chu nghia tiet 3.doc