1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm cung cầu hàng hóa, dịch vụ và những nhân tố ảnh hưởng tới chúng.
- Hiểu được mối quan hệ - cung cầu hàng hóa, dịch vụ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách quan sát tình hình cung cầu trên thị trường
- Giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung cầu của một loại sản phẩm địa phương.
- Bước đầu biết đưa ra những giải pháp để vận dụng các trường hợp cung cầu hàng hóa, dịch vụ thích ứng với các đối tượng: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3. Thái độ, hành vi
- Tin vào sự vận dụng của Đảng và Nhà nước về quan hệ cung cầu trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ mối quan hê cung cầu trong sản xuất lưu thông hàng hóa.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân - Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: 9
Bài 5:
CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm cung cầu hàng hóa, dịch vụ và những nhân tố ảnh hưởng tới chúng.
- Hiểu được mối quan hệ - cung cầu hàng hóa, dịch vụ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách quan sát tình hình cung cầu trên thị trường
- Giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung cầu của một loại sản phẩm địa phương.
- Bước đầu biết đưa ra những giải pháp để vận dụng các trường hợp cung cầu hàng hóa, dịch vụ thích ứng với các đối tượng: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3. Thái độ, hành vi
- Tin vào sự vận dụng của Đảng và Nhà nước về quan hệ cung cầu trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ mối quan hê cung cầu trong sản xuất lưu thông hàng hóa.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Mọi nền kinh tế đều có cạnh tranh. Em hãy cho biết ý kiến đúng, sai? Giải thích vì sao?
Trình bày tài liêu mới.
Vào bài:
Bằng quan sát trực tiếp, người ta thấy trên thị trường người mua, người bán thường xuyên tác động qua lại để hình thành mối quan hệ giữa họ với nhau. Vậy mối quan hệ đó là gì?
Nội dung bài
Hoạt động GV - HS
1. Khái niệm cung, cầu
a) Khái niệm cầu
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
b) Khái niệm cung
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
a) Nội dung của quan hệ cung - cầu.
Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bàn với người mua hay giữa người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Những biểu hiện of nội dung quan hệ cung cầu
+ Cung - cầu tác động lẫn nhau.
Khi cầu tăng à sản xuất mở rộng à cung tăng
Khi cầu giảm à sản xuất giảm àcung giảm
+ Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Khi cung = cầu à giá cả = giá trị
Khi cung > cầu à Giá cả < giá trị
Khi cung giá trị
+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu
Khi giá tăng à sản xuất mở rộng à cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng
Khi giá cả giảm à sản xuất giảm à cung giảm và cầu tăng dù thu nhập không tăng.
b) Vai trò của quan hệ cung cầu
- Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau.
- Là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh
- Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng hóa.
3. Vận dụng quan hệ cung cầu
- Đối với Nhà nước
Điều tiết các trường hợp cung cầu trên thị trường thông qua các giải pháp vĩ mô thích hợp.
- Đối với người sản xuất, kinh doanh
Ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh thích ứng với các trường hợp cung - cầu
- Đối với người tiêu dùng
Ra các quyết định mua hàng thích ứng với các trường hợp cung cầu để có lợi.
- GV: em hiểu thế nào là khái niệm cầu?
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: Thế nào là cầu có khả năng thanh toán?
- HS: Cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được đảm bảo bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng.
- GV: giảng giải, phân tích VD SGK/44
- GV: Yếu tố giá cả có quan hệ như thế nào về số lượng cầu?
- HS: thảo luận, phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: Số lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó giá cả có tác động lớn nhất đến số lượng cầu. GV minh họa bằng đồ thị sau:
P
Q
Ghi chú: P là giá cả
Q là lượng cầu
- GV: Em hiểu thế nào về khái niệm cung?
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: Số lượng cung phụ thuộc vào các yếu tố nào? Yếu tố nào là trung tâm?
- HS: thảo luận, phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: nhận xét, giảng giải: Lượng cung phụ thuộc vào các yếu tố như: khả năng sản xuất, số lượng, chất lượng và nguồn lực, các yếu tố sản xuất được sử dụng; năng suất lao động; chi phí sản xuất, trong đó múc giá cả là yếu tố trung tâm.
- GV: Số lượng cung và mức giá cả có quan hệ với nhau như thế nào?
- HS: thảo luận, phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: số lượng cung và mức giá tỷ lệ thuận với nhau. GV minh họa bằng đồ thị sau:
P
Q
Ghi chú: P là giá cả
Q là số lượng cung
- GV: chuyển ý: trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự hoạt động của quy luật giá trị không chỉ tác động thông qua cạnh tranh mà còn thông qua quan hệ cung - cầu. Nếu quy luật giá trị ra đời và tồn tại là một tất yếu khách quan, thì cạnh tranh và mối quan hệ cung - cầu tồn tại cũng là một tất yếu khách quan.
Thông qua phân tích đồ thị sau đây để trình bày khái quát mối quan hệ cung - cầu.
P
Đường cầu
I
Đường cung
Q
Ghi chú: P là giá cả
Q là số lượng cung, cầu
I là điểm cân bằng cung - cầu
ð Từ đồ thị trên ta thấy: trên thị trường, người (thể hiện bằng đường cung) và người bán (thể hiện bằng đường cung) tác động với nhau và họ gặp nhau (tại điểm I) tạo thành mối quan hệ cung - cầu.
- GV: Như vậy, quan hệ cung - cầu là gì?
- HS: trình bày ý kiến cá nhân.
- GV: kết luận: quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau và gặp nhau giữa cung - cầu hay giữa người bán với người mua để cùng xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Mối quan hệ này tồn tại khách quan và trở thành quy luật cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận.
+ Nhóm 1: biểu hiện cung - cầu tác động như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
+ Nhóm 2: Cung cầu ảnh hưởng giá cả thị trường như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
+ Nhóm 3: giá cả thị trường ảnh hưởng cung - cầu như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
+ Nhóm 4: phân tích vai trò quan hệ cung cầu. Cho ví dụ minh họa.
- HS: Các nhóm thảo luận
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận.
- HS: Nhóm cử đại diện trình bày.
- GV: nhận xét, bổ sung, kết luận chung.
- GV: kết luận: củng cố lại trọng tâm bằng bảng biểu 1, 2.
- GV: chuyển ý: Quan hệ cung - cầu hàng hóa được Nhà nước, các chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng vận dụng như thế nào?
- GV: Em hãy lấy VD và nhận xét sự vận dung quy luật cung - cầu của Nhà nước.
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến theo nhóm.
VD: Trên thị trường có lúc vàng, xi măng, sắt thép, gạo, cung nhỏ hơn cầu, Nhà nước có thể nhập khẩu nhằm lập lại sự cân đối giữa cung và cầu, ổn định giá cả.
- GV: Em hãy lấy ví dụ và nhận xét sự vận dụng quy luật cung cầu của người sản xuất kinh doanh.
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến theo nhóm.
VD: Giá lúa xuống thấp, người nông dân trồng lúa bị thua lỗ, trong khi mía có giá người nông dân sẽ chuyển từ trồng lúa sang trồng mía.
- GV: Em hãy lấy ví dụ và nhận xét sự vận dụng của quy luật cung - cầu người tiêu dùng.
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến theo nhóm.
VD: Giá xăng dầu đang lên cao, người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng xe đạp điện, xe điện thay cho xe gắn máy.
- GV: Kết luận: củng cố lại trọng tâm bằng bảng biểu 3.
- GV: Kết luận toàn bài: Sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện qua sự vận động của giá cả. Trên thị trường, không chỉ do tác động của cạnh tranh mà còn do tác động của quy luật cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trên thị trường cung và cầu thường xuyên tác động với nhau. Mối quan hệ này diễn ra thường xuyên, tồn tại khách quan, độc lập với ý chí của con người.
Củng cố. Hướng dẫn HS làm bài tập 4,5,6 SGK/47.
Dặn dò: học bài, ôn tập các bài 2, 3, 4, 5 kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- bai 5 lop 11.doc