I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là sống giản dị, tại sao cần phải sống giản dị?
- Hình thành cho HS thái độ quí trọng sự giản dị chân thật. Phân biệt được sống giản dị với xa hoa lãng phí, lượm thượm, cẩu thả
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị lời nói cữ chỉ tác phong, ăn mặc trong giao tiếp với nhà trường và xã hội mọi
II./ PHƯƠNG PHÁP: thảo luận, đàm thoại, diễn giải
III./ TÀI LIỆU: ca dao, danh ngôn, ảnh Bác Hồ cho bé ăn.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1./ ỔN ĐỊNH
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tuần 1 - Bài 1: Sống giản dị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
BÀI 1 SỐNG GIẢN DỊ
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu thế nào là sống giản dị, tại sao cần phải sống giản dị?
Hình thành cho HS thái độ quí trọng sự giản dị chân thật. Phân biệt được sống giản dị với xa hoa lãng phí, lượm thượm, cẩu thả
Tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị lời nói cữ chỉ tác phong, ăn mặc trong giao tiếp với nhà trường và xã hội mọi
II./ PHƯƠNG PHÁP: thảo luận, đàm thoại, diễn giải
III./ TÀI LIỆU: ca dao, danh ngôn, ảnh Bác Hồ cho bé ăn.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1./ ỔN ĐỊNH
2./ KIỂM TRA BÀI CŨ
3./ BÀI MỚI:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
Bác Hồ là một vị chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ấy thế mà Bác của chúng ta vẫn cứ mặc quần áo kaki và đi dép cao su, nón thì cũ bạc màu, ăn đơn giản, ở nhà sàn, lời nói đôn hậu, chúng ta hãy cho biết điều ấy thể hiện đức tính gì ở Bác Hồ?
HĐ2./ PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC.
GV: Cho HS đọc truyện;
HS: đọc
GV: đặt câu hỏi
1) Em có nhận xét gì về lời nói, tác phong, trang phục của Bác Hồ?
HS: mặc quần kaki, dép cao su, mũ bạc màu, cười đôn hậu, vẫy tay chào mọi người.
2) Tình cảm của Bác Hồ như thế nào đối với nhân dân?
HS: Thân mật như 1 vị cha hiền, câu nói giản dị: “ tôi nói đồng bào có nghe rõ không”
3) Em hãy cho biết tính giản dị còn biểu hiện ở chỗ nào ngoài cách ăn mặc của con người?
HS: Đó là qua lời nói, tác phong, cữ chỉ, hành động, tính cách, ứng xử
4) Tìm hiểu biểu hiện của lối sống giản dị?
HS: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo hình thức nhu cầu vật chất bên ngoài, thẳng thắn, chân thật, hoà hợp với mọi người
5) Trái với tính giản dị là gì?
HS: Sống xa hoa, lãng phí, không chân thật, dối trá, đua đòi, cầu kì trong cách ăn mặc
GV: Qua đó em hiểu thế nào là sống giản dị?
HS: trả lời
GV: nhận xét
HS: ghi tập
GV: Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
HS: trả lời
GV: nhận xét
HS: ghi bài vào tập
1/ Thế nào là sống giản dị?
Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình.
Sống giản dị biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất hình thức bên ngoài.
2/ Ý nghĩa của phẩm chất giản dị:
Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu qúy, kính trọng, thông cảm và giúp đỡ.
HĐ3./ LUỆN TẬP
GV: nêu yêu cầu của bài tập a SGK/5
HS: làm việc cá nhân
HS: nhận xét
GV: chốt ý đúng.
GV: yêu cầu HS làm bài tập b SGK/ 6
HS: làm việc cá nhân
HS: nhận xét
GV: chốt ý đúng.
ĐA: bức tranh 3 thể hiện đức tính giản dị. Vì các bạn HS ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi, thân mật.
ĐA:
- Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
- Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở
HĐ5./ DẶN DÒ:
Về nhà làm bài tập c, d, đ, e
Chuẩn bị bài 2 “ Trung Thực”
Học kỹ bài này
Tìm những tấm gương có tính trung thực trong cuộc sống mà em biết
Tìm ca dao tục ngữ nói lên tính trung thực./.
File đính kèm:
- tuan 1.doc