Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 19 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch.

2. Kĩ năng: HS biết tự xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

3. Thái độ: HS có thói quen sống và làm việc theo kế hoạch, có ý chí, quyết tâm khi xây dựng và thực hiện kế hoạch.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng tư duy sáng tạo.

- Kĩ năng phân tích so sánh.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm/ lớp.

- Chúng em biết 3 .

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 19 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2011. Ngày dạy : 14/01/2011. TIẾT 19: BÀI 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (T1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, tác dụng của sống và làm việc có kế hoạch. 2. Kĩ năng: HS biết tự xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần, biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. 3. Thái độ: HS có thói quen sống và làm việc theo kế hoạch, có ý chí, quyết tâm khi xây dựng và thực hiện kế hoạch. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng phân tích so sánh. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm/ lớp. - Chúng em biết 3 . IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Giá trị sống? 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới.GV đưa tình huống sau : - Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng chưa thấy Nam về, mặc dù giờ tan học đã lâu. Nam về muộn với lí do đi mượn sách của bạn để làm bài tập. - Cả nhà đang nghỉ trưa thì Nam ăn xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở để đi học thêm. - Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi Nam, Nam lại về muộn với lí do đi sinh nhật bạn, không ăn cơm, Nam đi ngủ và dặn mẹ: " Sáng sớm mai gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập". Em có nhận xét gì về những việc làm hằng ngày của Nam?. b Kết nối: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.Ghi tiêu đề nội dung bài học - Mục tiêu: Biết cách lập kế hoạch học tập làm việc hàng ngày - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não. Gv: Cho hs quan sát trên máy chiếu về lịch làm việc của Hải Bình?. Gv: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo những nội dung sau: 1. Nhận xét chung về lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần của bạn Bình? 2. Nêu những ưu điểm cần phát huy trong lịch làm việc của Bình? 3. Nêu những hạn chế cần khắc phục khi lên thời gian biểu?. 4. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?.( Bình đã biết sống và làm việc có kế hoạch, song cần cân đối hơn trong những việc như học tập, lao động giúp gia đình, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thời gian ăn ngủ, luyện tập thể dục...) * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội nội dung bài học. - Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học, ý nghĩa - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm. Gv: Theo em kế hoạch là gì?. Cho ví dụ. VD: HS có TKB, TGB GV có kế hoạch giảng dạy, ... Gv: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?. Gv: Khi xây dựng kế hoạch phải đảm bảo những yêu cầu nào?. GV: Hãy kể lại những công việc mà em đã thường làm trong một ngày?. GV: Khi đã xây dựng kế hoạch nhưng có việc đột xuất và rất cần thiết thì em cần phải làm gì?. HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) * HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập. - Mục tiêu: HS có kĩ năng lập kế hoạch làm việc có kế hoạch. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập GV: Yêu cầu HS tìm những câu TN, CD, DN nói về sống và làm việc có kế hoạch?. GV: HD học sinh làm bài tập b, SGK/37HS: 1. Sống và làm việc có kế hoạch: Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. * Yêu cầu của kế hoạch: Phải cân đối các nhiệm vụ: Học tập, lao động , nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể, giúp đỡ gia đình và các hoạt động vui chơi giải trí khác... c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút) - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập ,đ sgk/38. - Tự lập thời gian biểu cho bản thân tuần 20. - Xem nội dung còn lại của bài. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

File đính kèm:

  • docTIET 19.doc