A. MỤC TIÊU: Giúp HS.
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, hiểu YN của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
2. Về kĩ năng:
- Biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
3. Về thái độ:
- Biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- HS: bài soạn.
- GV: + Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về tôn sư trọng đạo.
+ Bài tập tình huống.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 7: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
Tiết 7
Tôn sư trọng đạo
A. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, hiểu YN của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo.
2. Về kĩ năng:
- Biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
3. Về thái độ:
- Biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
B. tàI liệu và phương tiện:
- HS: bài soạn.
- GV: + Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về tôn sư trọng đạo.
+ Bài tập tình huống.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ.
C. phương pháp:
- GV: + Kể chuyện PT.
+ Tổ chức trò chơi sắm vai; chơi ô chữ.
- HS: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
- HS1: Thế nào là yêu thương CN? Nêu biểu hiện và YN của Yêu thương CN
Em đã làm gì để thể hiện lòng yêu thương CN?
- HS2: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào thể hiện lòng yêu thương CN?
A. Dắt 1 bà cụ qua đường.
B. Ngày ngày cõng bạn bị liệt chân đến trường học.
C. Thấy người gặp hoạn nạn khó khăn không giúp đỡ.
D. Mua tăm ủng hộ người khuyết tật.
Đ. Bạn bè có chuyện buồn coi như không.
E. Đá bóng, học tập đúng nơi quy định.
G. Quyên góp tiền ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.
III. Nd bài mới:
G Tổ chức cho HS sắm vai với tình huống sau:
Đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chúc mừng cô giáo Mai nhân ngày nhà giáo VN 20/11 nữa , nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè. Cô giáo Mai ra mở cửa:
- Em chào cô! Thưa cô! Cô còn nhớ em không ạ?
- Ôi! Cường! Cường lớp 7A đây mà! Em vẫn còn nhớ cô ư.
- Vâng! Em Cường đây! Cường HS cá biệt năm xưa là em đây. Chính nhờ cô dạy dỗ và dìu dắt em nên người, em mới có ngày hôm nay, giờ em đã là 1 bác sĩ rồi, nhân ngày nhà giáo VN 20/11, em xin kính tặng cô bó hoa tươi thắm nhất.
G Cường là 1 người có lòng tôn sư trọng đạo? Vởy để hiểu rõ hơn về tôn sư trọng đạo thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài 6.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu truyện (10 phút)
? Đọc truyện "40 năm vẫn nghĩa nặng tình sâu"?
? Câu chuyện kể về việc gì?
? Về thời gian, cuộc gặp gỡ giữa thầy Bình và học trò lớp 7A có gì đặc biệt?
? Hãy tìm chi tiết chứng tỏ TC và lòng kính trọng của HS lớp 7A đối với thầy Bình?
? HS thầy Bình kể về những kỉ niệm ngày thầy giáo dạy mình nói lên điều gì?
? Khi kể về những kỉ niệm, tâm trạng của mọi người ra sao?
? Hiện nay, về công danh HS của thầy Bình đã là những người ntn?
? Do đâu mà tất cả những HS của thầy Bình đều trưởng thành như vậy?
? Những người học trò trong truyện có đức tính gì?
? Em đã làm những gì để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo dạy dỗ em?
G Với những biểu hiện như vậy, các em đã thể hiện mình là những người tôn sư trọng đạo.
* HĐ2: Tìm hiểu ND bài học (10 phút)
? Giải nghĩa: Tôn? Sư? Trọng? Đạo?
? Em hiểu "Tôn sư" là gì?
? "Trọng đạo" là gì?
? Tôn sư trọng đạo có biểu hiện ntn?
G Các em ạ! Những hành động, việc làm của các em để đền ơn đáp nghĩa thầy giáo, cô giáo không gì khác và quan trọng hơn là việc các em cố gắng học tập và rèn luyện thật giỏi để trở thành người có ích cho XH.
? Tôn sư trọng đạo có YN ntn?
? Đọc ND bài học?
G Tổ chức thảo luận nhóm
- N1: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư".
"Không thầy đố mày làm nên".
Hãy giải thích và cho biết nó có còn phù hợp với thời đại ngày nay không?
- N2: Nêu những biểu hiện của HS hiện nay chưa Tôn sư trọng đạo?
- N3: Em có NX gì về tình hình HS hiện nay đối với truyền thống Tôn sư trọng đạo?
G
- N4: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về truyền thống Tôn sư trong đạo?
G Quan niệm xưa: Quân, sư, phụ. Đứng đầu là vua, thứ 2 là thầy, thứ 3 mới là cha. Như vậy, thầy có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của CN. Ta biết trọng thầy mới được làm thầy.
* HĐ3: Hướng dẫn luyện tập (10 phút)
? Đọc bài tập 1
G Tình huống sắm vai: Trên đường đi học về, Lan và Hoa gặp cô giáo chủ nhiệm lớp Lan. Lan cất tiếng chào cô giáo. Còn Hoa không chào. Lan thắc mắc thì Hoa bảo:
- Cô ấy có dạy mình đâu mà mình phải chào.
Nếu em là Lan em sẽ xử sự ntn?
? Đọc truyện "Trên con đường vắng"/VBT/34?
? Em có suy nghĩ gì sau khi đọc truyện?
- HS lớp 7A trường cấp II Tam Mao cũ về thăm thầy Bình.
- Cuộc gặp gỡ sau 40 năm xa cách.
- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết.
- Học trò tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
- Không khí buổi gặp mặt thật cảm động.
- Thầy trò tay bắt mặt mừng.
- Kể về những kỉ niệm thầy trò để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với thầy.
- Mọi người đều bồi hồi xúc động.
- Đều thành đạt - nhiều người trên ngực lấp lánh huân huy chương.
- Do công lao thầy dạy dỗ.
- Do HS coi trọng và làm theo những điều thầy dạy.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Khi trả lời luôn lễ phép "Em thưa cô"
- Gặp thầy giáo, cô giáo đứng nghiêm chào lễ phép.
- Hỏi thăm thầy giáo, cô giáo khi ốm đau.
- Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu XD bài, hoàn thành nhiệm vụ thầy giáo, cô giáo giao cho.
- Cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.
- Ngày 20/11 dâng tặng thầy cô những bông hoa điểm 10.
- Là truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta cần phát huy.
- Là nét đẹp trong tâm hồn mỗi CN làm cho MQH giữa CN với CN ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. CN sống có nhân nghĩa, thuỷ chung trước sau như 1. Đó là đạo lí của cha ông ta từ xa xưa.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 2 phút ghi ra bảng phụ -> đại diện trả lời.
- N1: 1 chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
+ Không có thầy dạy không làm được gì.
+ Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở học trò hãy ghi nhớ công lao của thầy cô -> Thời nay điều này vẫn đúng.
- N2: Gặp thầy cô giáo không chào, hoặc chào không lễ phép, nghiêm túc.
+ Vô lễ, cãi lại thầy giáo cô giáo.
+ Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
+ Trước mặt chào nhưng sau lưng lại giơ nắm đấm.
- N3: Có những HS rất tôn trọng truyền thống Tôn sư trọng đạo. Họ học tập và rèn luyện thật tốt, vân dụng những tri thức, những đạo lí thầy giáo, cô giáo đã dạy để phấn đấu trở thành người có ích cho XH.
- N4:
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Tiên học lễ hậu học văn.
+ Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy.
+ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
+ Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.
+ Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận -> trả lời = miệng.
- Hành vi thể hiện thái độ Tôn sư trọng đạo: 1, 3.
- Hành vi cần phê phán: 2, 4.
1. Truyện đọc:
"40 năm vẫn nghĩa nặng tình sâu"?
- Học trò thầy Bình là những người biết tôn sư trọng đạo.
2. ND bài học:
a. Khái niệm:
- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi.
- Trọng đạo: Coi trọng và làm theo những đạo lí mà thầy đã dạy mình.
b. Biểu hiện:
- Có TC, thái độ làm vui lòng thầy giáo, cô giáo.
- Hành động đền ơn đáp nghĩa thầy giáo, cô giáo.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với công lao của thầy giáo, cô giáo.
c. YN:
- Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Là nét đẹp trong tâm hồn mỗi CN.
3. Bài tập:
IV. Củng cố:
G Tổ chức cho HS chơi ô chữ: Ô chữ gồm 6 hàng ngang, và 1 hàng dọc là chìa khoá nói về chủ đề bài học hôm nay. Các em được quyền lựa chọn ô chữ tuỳ thích.
- Ô chữ hàng ngang số 1 (gồm 17 chữ cái): Luôn quan tâm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ người khác đặc biệt là những người gặp khó khăn, hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào?
- Ô chữ hàng ngang số 2 (gồm 7 chữ cái): Đức tính nào thể hiện sự cư xử đàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ.
- Ô chữ hàng ngang số 3 (gồm 13 chữ cái): Có TC, thái độ làm vui lòng thầy giáo, cô giáo; làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với công lao thầy giáo, cô giáo là biểu hiện của truyền thống này?
- Ô chữ hàng ngang số 4 (gồm 9 chữ cái): Biểu hiện của đức tính này là sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm?
- Ô chữ hàng ngang số 5 (gồm 7 chữ cái): Hoàn thiện câu tục ngữ sau:
"Muốn sang thì bắc ..........
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy."
- Ô chữ hàng ngang số 6 (gồm 15 chữ cái): Bác Hồ đọc VB nào vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình?
G Chúng ta lớn khôn được như ngày hôm nay phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy giáo, cô giáo. Các thầy giáo, cô giáo không chỉ giúp ta mở mang kiến thức mà còn giúp ta biết sống sao cho đúng với đạo làm con, làm trò, làm người. Vậy ngay bây giờ chúng ta phải làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của người HS.
Y
E
U
T
H
U
O
N
G
C
O
N
N
G
U
O
I
T
U
T
R
O
N
G
T
O
N
S
U
T
R
O
N
G
D
A
O
T
R
U
N
G
T
H
U
C
C
A
U
K
I
E
U
T
U
Y
E
N
N
G
O
N
D
O
C
L
A
P
V. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành các bài tập.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện nói về Tôn sư trọng đạo.
- Soạn bài: Đoàn kết - tương trợ.
E. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 7-TON SU TRONG DAO.doc