I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở học kỳ I về các chủ đề đạo đức; hiểu và nắm được khái niệm, ý nghĩa của các phẩm chất đạo đức đã học
- Rèn cho hs cách tư duy có hệ thống, cách lập biểu, bảng thống kê.
2. Thái độ :
Có ý thức, thái rèn luyện đạo đức, các cách giải quyết tình huống đạo đức trong thực tế
3. Kỹ năng:
- Biết liên hệ bản thân để rèn luyện các phẩm chất đạo đức đáng quý;
- Biết điều chỉnh hành vi đạo đức của mình.
II. PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm;
- Tổ chức luyện tập;
- Đàm thoại.
III. CHUẨN BỊ: - SGK, SGV;
- Bảng phụ hệ thống kiến thức lí thuyết .;
- Một số bài tập củng cố kiến thức .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1 :
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra: Nêu những phẩm chất đạo đức đã học từ đầu năm học đến nay:
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 17: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 29/11/2008
Ngày dạy : /12/2008
tiết 17:
i. mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học ở học kỳ I về các chủ đề đạo đức; hiểu và nắm được khái niệm, ý nghĩa của các phẩm chất đạo đức đã học
- Rèn cho hs cách tư duy có hệ thống, cách lập biểu, bảng thống kê.
2. Thái độ :
Có ý thức, thái rèn luyện đạo đức, các cách giải quyết tình huống đạo đức trong thực tế
3. Kỹ năng:
- Biết liên hệ bản thân để rèn luyện các phẩm chất đạo đức đáng quý;
- Biết điều chỉnh hành vi đạo đức của mình.
ii. phương pháp: - Thảo luận nhóm;
- Tổ chức luyện tập;
- Đàm thoại.
iiI. chuẩn bị: - SGK, SGV;
- Bảng phụ hệ thống kiến thức lí thuyết.;
- Một số bài tập củng cố kiến thức.
IV. các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1 :
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra: Nêu những phẩm chất đạo đức đã học từ đầu năm học đến nay:
Nội dung
Hoạt động của gv
Hoạt động của Hs
1. Thế nào là sống giản dị? Trái với giản dị là gì?
2. Trung thực là gì? Nêu biểu hiện của lòng trung thực? Vì sao phải trung thực?
3. Thế nào là tự trọng?
4. Thế nào và đạo đức và kỉ luật? ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật?
5. Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện của yêu thương con người
6. Thế nào là tôn sư trọng đạo?
7. Thế nào là khoan dung? ý nghiã của khoan dung?
8. Nêu tiêu chuẩn của gia đình văn hoá? Vì sao cần phải xây dựng gia đình văn hoá?
9. Tự tin là gì? ý nghĩa của tự tin?
Cho HS nhắc lại các khái niệm đạo đức đã học
HS nhắc lại các khái niệm đạo đức đã học
Hoạt động 2: Luyện tập, liên hệ thực tế
- Cho học sinh lập bảng thống kê sau:
STT
Tên bài học
Nêu khái niệm
Tìm biểu hiện
Cách rèn luyện
Lấy vd minh hoạ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Sống giản dị
Trung thực
Tự trọng
Đạo đức và kỉ luật
Yêu thương mọi người
Tôn sư trọng đạo
Đoàn kết tương trợ
Khoan dung
Xây dựng gia đình văn hoá
Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
Tự tin
- Liên hệ thực tế: Với mỗi khái niệm đạo đức đã học cho HS tự liên hệ bản thân đưa ra 1 vài tình huống đạo đức và yêu cầu HS phân tích nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Tự liên hệ bản thân theo nội dung ôn tập
- Về nhà ôn tập kĩ chuẩn bị tốt để làm bài kiểm tra học kì I
Ngày soan :
Ngày giảng :
Lớp : 7K,I
Tiết 18 :
kiểm tra học kỳ I
( Theo đề do tổ chuyên môn ra, ngày KT theo lịch nhà trường )
A/ Mục tiêu :
1- Kiến thức :
Qua kết quả kiểm tra :
* Đánh giá được nhận thức của HS
* Từ đó giáo dục ý thức tự rèn luyện của bản thân về những phẩm chất đạo đức đã học
2- Thái độ :
* Có thái độ tự giác khi làm bài
3 - Kỹ năng :
*Biết xử lý tình huống đạo đức
B/ Phương pháp : Gv ra đề , phô tô cho HS
Cá nhân Hs làm bài trên giấy KT mà GV đã chuẩn bị
C/ tài liệu và phương tiện :
Đề bài đã in sẵn
D/ Các hoạt động dạy và học :
1/ ổn định tổ chức : 7I Tổng số 40 Vắng
7K Tổng số 39 Vắng
2Đề kiểm tra :
I/ Phần trắc nghiệm :
Câu 1 : ( 1 điểm )
Khoanh tròn các ý đúng về tính trung thực
a- Dũng cảm nhận lỗi và biết sửa lỗi
b- Tham gia ủng hộ người nghèo
c- Làm bài tập hộ bạn trong giờ kiểm tra
d- Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi
đ- Luôn giúp đỡ bạn bè
Câu 2 : ( 1 điểm )
Ghép các ý đúng về đạo đức
A
B
Đạo đức
a- Không quay cóp trong giờ kiểm tra
b- Tham gia tích cực hoạt động tập thể
c- Không đọc truyện trong giờ học
d- Thực hện tốt an toàn giao thông
đ- Hôi hận khi mắc lỗi
e- Vâng lời thầy cô
Kỷ luật
Câu 3 : ( 1 điểm )
Chọn các từ sau để hoàn thành các câu về tôn sư trọng đạo : Quý mến, tôn trọng, kính yêu ,đạo lý
- Chúng em .những người thầy ,cô giáo.
- những điều thầy cô giáo dạy dỗ
- Luôn .thầy cô giáo
- Môi chúng ta luôn.thầy cô giáo
II/ Phần tự luận
Câu 1 : ( 2 điểm )
a- Đạo đức là gì ?
b- Kỷ luật là gì ?
c- Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật
Câu 2 : ( 2 điểm )
a- Thế nào là gia đình văn hoá
b- Học sinh cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?
Câu 3 : ( 3 điểm )
a- Thế nào là yêu thương con người ?
b- Biểu hiện của yêu thương con người ?
c- Bản thân em đã tham gia các hoạt động nào thể hiện lòng yêu thương con người
Đáp án và biểu điểm
I/ Phần trắc nghiệm : ( 3điểm )
Câu 1 : ( 1 điểm )
ý đúng về tính trung thực . đáp án a , d
Câu 2 : ( 1 điểm )
Mỗi ý đúng 0,5 điểm . Biểu hiện : Đạo đức b ,đ , e
Kỉ luật a , c , d
Câu 3 : ( 1 điểm )
HS có thể chọn tuỳ ý . Mỗi câu 0,25 điểm
II/ Phần tự luận : ( 7điểm )
Câu 1 : ( 2 điểm )
Đạo đức : Nêu đầy đủ khái niệm như SGK 0,5 điểm
Kỉ luật : Nêu đầy đủ khái niệm như SGK 0,5 điểm
Nêu rõ mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật 1 điểm
Câu 2 : ( 2 điểm )
Nêu được thế nào là gia đình văn hoá 1 điểm
Nêu HS tham gia góp phần xây dựng gia đình văn hoá 1 điểm
Câu 3 : ( 3 điểm )
Khái niệm yêu thương con người 1 điểm
Biểu hiện yêu thương con người 1 điểm
Tự liên hệ 1 điểm
File đính kèm:
- On tap va kiem tra hoc ki I.doc