A. MỤC TIÊU: Giúp HS.
1. Về kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức của HKI.
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng để làm bài tập trắc nghiệm và tự luận.
3. Về thái độ:
- Ý thức ôn tập và kiểm tra.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- G: + Bài tập tình huống.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ.
+ Ca dao, tục ngữ,.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- PT hệ thống câu hỏi, tư duy.
- Hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 15: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
Tiết 15
Ôn tập học kì I
A. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Về kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức của HKI.
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng để làm bài tập trắc nghiệm và tự luận.
3. Về thái độ:
- ý thức ôn tập và kiểm tra.
B. tàI liệu và phương tiện:
- G: + Bài tập tình huống.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ.
+ Ca dao, tục ngữ,...
C. phương pháp:
- Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- PT hệ thống câu hỏi, tư duy.
- Hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
? Thế nào là tự tin? Nêu YN?
? Hãy nhớ lại và kể cho lớp nghe những trường hợp em đã hành động 1 cách tự tin và đem lại kết quả tốt?
? Có bao giờ em thiếu tự tin không? Khi đó tâm trạng của em ntn? Kết quả sự việc ra sao?
- Tự tin giúp CN có thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin CN sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối, rụt rè, tự ti, dựa dẫm, 3 phải dẫn đến thất bại.
- Không tự tin thì khi gặp khó khăn thường hoang mang, lúng túng, thiếu quyết tâm -> hiệu quả công việc kém hoặc thất bại.
III. Nd bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Ôn tập lí thuyết (20 phút)
? Giải nghĩa: tôn; sư; trọng; đạo?
? Thế nào là Tôn sư trọng đạo?
? Khoan dung là gì?
? Nêu YN của lòng khoan dung?
? Rèn luyện lòng khoan dung = cách nào?
? Tự tin là gì?
? Tự tin có YN ntn?
? Rèn luyện lòng tự tin ntn?
* HĐ2: Luyện tập (20 phút)
G Treo bảng phụ -> HS thảo luận -> lên bảng làm.
G Treo bảng phụ -> HS thảo luận -> lên bảng làm.
G Tổ chức cho HS tìm tình huống sắm vai 3 đức tính trên.
- Tôn: tôn trọng, tôn kính.
- Sư: thầy (sư phụ).
- Trọng: coi trọng, quý trọng.
- Đạo: đạo đức , đạo lí.
- Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi lúc mọi nơi.
- Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
- Khoan dung là 1 đức tính quý báu của CN. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
- Sống cởi mở, gần gũi mọi người và cư xử 1 cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực XH.
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động 1 cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
- Tự tin giúp CN có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, CN sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ.
- Chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động tập thể. Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, 3 phải.
- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu những hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo:
A. Cố gắng học thật giỏi.
B. Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
C. Tâm sự chân thành với thầy giáo (cô giáo).
D. Làm theo lời dạy bảo của thầy giáo, cô giáo.
E. Hỏi thăm thầy giáo (cô giáo) khi thầy cô ốm.
G. Xin phép thầy giáo (cô giáo) trước khi vào lớp.
H. Thường xuyên thăm hỏi các thầy giáo, cô giáo cũ.
I. Mong muốn đền đáp công ơn của thầy giáo, cô giáo.
K. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy giáo (cô giáo) đang dạy mình.
L. Khi trả lời thầy giáo, cô giáo luôn lễ phép nói: Em thưa thầy (cô).
M. Khi mắc lỗi, được thầy giáo (cô giáo) nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa chữa.
- Đánh dấu X vào hành vi, việc làm em cho là đúng?
Khoan dung là nhu nhược.
Khoan dung là không công =.
Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn.
Người có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi.
Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn.
I. Lý thuyết:
1. Tôn sư trọng đạo:
2. Khoan dung:
a. Khái niệm:
b. YN:
c. Cách rèn luyện:
2. Tự tin:
a. Khái niệm:
b. YN:
c. Cách rèn luyện:
II. Luyện tập:
IV. Củng cố:
G Khái quát lại toàn bộ ND tiết ôn tập.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại ND bài học của 3 bài.
- Hoàn thành các bài tập của 3 bài.
- Soạn bài: Ngoại khoá chương trình địa phương.
E. Rút kinh nghiệm:
..
File đính kèm:
- 15-ON TAP HKI.doc