A.MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Hiểu bổn phận tráh nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Biết trân trọng và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, biết ơn các thế hệ cha ông và mong muốn làm rạng rỡ truyền thống gia đình, dòng họ.
-Phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình và cần phát huy, những tập tục xấu cần xoá bỏ.Biết đánh giá và hợp tác với các thành viên thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B.TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
-Sách GDCD 7.
-Sách bài tập.
-Tranh ảnh và những ví dụ thực tế ở địa phương.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
16 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 13 đến tiết 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống và làm việc có kế hoạch?
-Trái với sống và làm việc có kế hoạch là gì?
-Vậy, sống tuỳ tiện như thế có tác hại gì?
-Để sống và làm việc có hiệu quả, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất gì?
I.Truyện đọc.
-Kế hoạch làm việc của bạn Hải Bình khá cụ thể.
-Học sinh tự đưa ra ý kiến của mình sau khi thảo luận.
-Để xây dựng một bản kế hoạch cần:
+Thời gian tiến hành công việc (thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc).
+Các công việc cần thực hiện.
-Cẩn thận, có tính tự giác cao.
-Chủ động trong công việc.
-Làm việc khoa học và đạt được hiệu quả cao hơn.
II.Nội dung bài học.
-Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc đều được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
-Là sống và làm việc một cách tuỳ tiện.
-Không có hiệu quả, chất lượng.
-Quyết tâm, kiên trì, giàu nghị lực.
*Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh nhắc lại phần Hoạt động 2.
Ngày tháng năm
Tiết 20:
Sống và làm việc có kế hoạch (Tiếp theo)
A.Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
-Hình thành ở học sinh kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và rèn luyện kĩ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
-Rèn luyện học sinh có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu, thói quen làm việc theo kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh.
B.Tài liệu, thiết bị dạy học:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7.
-Một số truyện ngắn về sống và làm việc có kế hoạch.
C.Hoạt động dạy và học:
I.ổn định tổ chức.
II.Kiểm tra bài cũ:
Em hiểu như thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
III.Giới thiệu bài.
IV.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức cần đạt
*Hoạt động 4: Hướng dẫn làm
bài tập.
-Giáo viên cho học sinh đọc bản kế hoạch làm việc hàng tuần của bạn Vân Anh.
-Em hãy so sánh kế hoạch của bạn Hải Bình và bạn Vân Anh?
-Nhận xét ưu và nhược điểm?
-Giáo viên kẻ bảng kế hoạch trong sách giáo khoa ra bảng phụ.
-Học sinh quan sát, phân tích.
-Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của Vân Anh và Phi Hùng?
-Giáo viên liên hệ đến một số bài đã học ở lớp 6 như truyện: “Trương Quế Chi”, “Bác sĩ Nông học Lương Đình Của”.
*Hoạt động 5: Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm về xây dựng kế hoạch cho một buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
III.Bài tập.
-Bản kế hoạch của Vân Anh chi tiết, cụ thể hơn.
-Nội dung trong bản kế hoạch của Vân Anh cân đối, toàn diện hơn (học tập, nghỉ ngơi, giúp gia đình, học ở trường, học ở nhà)
-Nhược điểm:
+Cả hai bản kế hoạch còn dài, khó nhớ.
+Cả hai bản đều chưa ghi ngày cụ thể.
-Bạn Vân Anh là người cẩn thận, có kế hoạch.
-Bạn Phi Hùng là người tuỳ tiện đ chắc chắn hiệu quả công việc sẽ thấp.
IV.Hoạt động: “Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân”
V.Hướng dẫn học bài ở nhà:
-Nắm nội dung bài học.
-Chuẩn bị bài mới.
Ngày tháng năm
Tiết 25:
Bảo vệ di sản văn hoá
A.Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
-Hiểu khái niệm di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
-Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những qui định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ các di sản văn hoá.
-Bồi dưỡng cho học sinh có ý thức giữ gìn, xây dựng, tôn tạo các di sản văn hoá.
B.Tài liệu, thiết bị dạy học:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7.
-Một số tranh ảnh, tài liệu, thông tin, sự kiện về di sản văn hoá.
C.Hoạt động dạy và học:
I.ổn định tổ chức.
II.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu khái niệm về di sản văn hoá?
-ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá?
III.Giới thiệu bài: Giới thiệu một số di sản văn hoá.
IV.Dạy bài mới:
*Hoạt động 1:
III.Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên giới thiệu (Sách giáo khoa)
-Em hãy cho biết vì sao nhà nước lại có những qui định đó?
-Có người cho rằng: chúng ta nên bảo vệ các di sản văn hoá vật thể, các di tích lịch sử còn di sản phi vật thể, danh lam thắng cảnh không cần bảo vệ.ý kiến của em?
-Đây là những tài sản quý nên cần bảo vệ khỏi bị hư hỏng, mất mát.
-Đó là ý kiến sai.
*Hoạt động 2: Tổng kết nội dung bài học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên tổng kết bài học.
-Học sinh đọc lại nội dung bài học.
*Hoạt động 3: Làm bài kiểm tra 15 phút:
Câu1: Thế nào là di sản văn hoá? Kể tên một số di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO xếp loại là di sản văn hoá thế giới?
Câu2: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá?
a.Di chuyển vật cổ, bảo vật quốc gia bất hợp lí.
b.Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi các di tích, danh lam thắng cảnh.
c.Tổ chức tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử.
Yêu cầu cần đạt:
Câu1:
*Là phẩm vật chất cũng như tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
*Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Nhã nhạc cung đình Huế.
Câu2: Chọn các hành vi: b,c
V.Hướng dẫn học bài ở nhà:
-Làm bài tập ở Sách giáo khoa
-Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Ngày tháng năm
Tiết 26:
Kiểm tra viết
A.Mục tiêu bài dạy:
-Đánh giá học sinh về những chuẩn mực đạo đức đã học từ bài 11 đến bài 15.
-Thấy được những ưu điểm và những chỗ còn yếu kém của học sinh để có phương pháp dạy học hợp lí.
B.hoạt động dạy và học:
I.ổn định tổ chức.
II.Phát đề.
III.Theo dõi học sinh làm bài.
IV.Nhận xét giờ kiểm tra.
I. Đề bài:
A.Trắc nghiệm:
Câu1: Chọn hành vi em cho là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của mỗi câu:
a.Đốt rác thải sinh hoạt
b.Dùng điện ăc quy để đánh bắt cá.
c.Trả động vật hoang dã về rừng.
d.Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.
e.Giữ vệ sinh nhà mình bằng cách vứt rác ra đường.
g.Đổ dầu thải ra cống thoát nước.
Câu2: Hoàn thành bảng sau để thấy được bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
Gia đình
Xã hội
-Chăm chỉ, tự giác học tập.
-Lễ phép với người lớn tuổi.
B.Tự luận:
1.Em hãy lập kế hoạch cho bản thân.
2.Em hiểu thế nào là môi trường? Vai trò của môi trường với cuộc sống?
II. Đáp án và điểm chuẩn:
II.1. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu1: (2 điểm): a;b;e;g.
Câu2: (2 điểm): Hoàn thành bảng để thấy được bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội:
Gia đình
Xã hội
-Chăm chỉ, tự giác học tập.
-Vâng lời ông bà, cha mẹ.
-Yêu quí, kính trọng người lớn tuổi trong gia đình.
-Giúp đỡ gia đình những việc vừa sức
-Chăm sóc, nhường nhịn, yêu thương em nhỏ.
-Lễ phép với người lớn tuổi.
-Yêu quê hương, đất nước.
-Có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Tôn trọng và chấp hành pháp luật.
-Thực hiện nếp sống văn hoá.
-Bảo vệ tài nguyên môi trường.
-Không tham gia tệ nạn xã hội
II.2. Tự luận: (6 điểm)
1.Yêu cầu:
-Bảng kế hoạch chi tiết, rõ ràng và hợp lí giữa các hoạt động.
-Có thể bổ sung hoặc điều chỉnh được nội dung.
*Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
*Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:
-Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
-Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
Ngày tháng năm
Tiết 27:
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
A.Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
-Hiểu khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tác hại của mê tín dị đoan.
-Hiểu được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
B.Tài liệu, thiết bị dạy học:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7.
-Một số tranh ảnh, tài liệu tham khảo.
C.Hoạt động dạy và học:
I.ổn định tổ chức.
II.Kiểm tra bài soạn của học sinh.
III.Giới thiệu bài: Tình huống.
IV.Dạy bài mới:
*Hoạt động 1:
I.Tìm hiểu khái niệm:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Học sinh đọc Sách giáo khoa
-Kể tên một số tôn giáo chính ở nước ta?
-ở quê em có những tôn giáo nào?
-Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo?
-Chỉ ra sự giống và khác giữa tín ngưỡng và tôn giáo?
-Giáo viên kết luận.
-Mê tín dị đoan là gì? Tại sao cần chống mê tín dị đoan?
-Nêu một số hiện tượng mê tín mà em biết?
-Giáo viên kết luận.
-Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Cao Đài, Đạo Hoà Hảo.
-Học sinh trình bày.
-Tín ngưỡng.
-Nội dung a; b ở Sách giáo khoa.
-Học sinh trình bày.
-Nội dung c ở Sách giáo khoa.
*Hoạt động 2: Tổng kết nội dung tiết học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên tổng kết tiết học
-Học sinh đọc lại nội dung bài học a, b,c
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà:
-Làm bài tập ở Sách giáo khoa.
Ngày tháng năm
Tiết 28:
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
A.Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
-Hiểu được khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tác hại của mê tín dị đoan.
-Hiểu được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
B.Tài liệu, thiết bị dạy học:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7.
-Một số tranh ảnh, tài liệu tham khảo.
C.Hoạt động dạy và học:
I.ổn định tổ chức.
II.Kiểm tra bài cũ: Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo?
III.Giới thiệu bài.
IV.Dạy bài mới:
*Hoạt động 1:
II.Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Học sinh đọc Sách giáo khoa phần 2.
-Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
-Những chính sách của nhà nước ta về vấn đề này?
-Thế nào là vi phạm tự do tín ngưỡng?
-Giáo viên kết luận.
-Học sinh trình bày dựa vào nội dung Sách giáo khoa.
-Nội dung c;d ở Sách giáo khoa.
*Hoạt động 2: Nội dung bài học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên tổng kết bài học
-Học sinh đọc lại nội dung bài học.
*Hoạt động 3: Làm bài tập.
III.Bài tập:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giáo viên hướng dẫn làm tại lớp
1.Bài a. Chọn các biện pháp:1,2,5.
2.Bài b. Chọn các hành vi: 1,2,3.
3.Học sinh trình bày theo nhóm
*Hoạt động 4:Hướng dẫn học bài ở nhà:
-Làm bài tập ở Sách giáo khoa.
-Soạn bài mới.
File đính kèm:
- GDCD7.doc