a. Mục tiêu bài học
Như tiết trước
B. Phương pháp
Như tiết trước
C. Tài liệu và phương tiện
- Các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
E. Các hoạt động dạy học
1. Ổ định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các khái niệm về môi trường?Tài nguyên thiên nhiên?
3. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì II - Tiết 23 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/1/2011. Ngày dạy: 7a1, 7a2.., 7a3
Tuần 23
Tiết 23
Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
( Tiếp theo )
a. Mục tiêu bài học
Như tiết trước
B. Phương pháp
Như tiết trước
C. Tài liệu và phương tiện
- Các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
D.
E. Các hoạt động dạy học
1. Ổ định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các khái niệm về môi trường?Tài nguyên thiên nhiên?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Nội dung bài học tiếp theo
GV : Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường?
HS : trả lời SGK
GV : Nhận xét
HS : Ghi bài
III. Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1. Bảo vệ môi trường:
- Là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
GV : Em hiểu thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
HS : trả lời SGK
GV : Nhận xét
HS : Ghi bài
2. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
HS: Thảo luận lớp theo câu hỏi:
1. Pháp luật có quy định gì về bảo vệ môi trường?
2. Em có nhận xét gì về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên ở nhà trường và địa phương em?
3. Em sẽ làm gì để góp phần môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
GV : Yêu cầu HS ghi nội dung bài.
3. Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo cáo với cơ quan thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình huỷ hoại môi trường.
4. Củng cố
Luyện tập đóng vai theo tình huống- bài tập SGK.
GV: Nêu tình huống đóng vai tình huống 1. Tổ 1 đóng vai tình huống 1. Tổ 2 đóng vai tình huống 2. Tổ 3 nhận xét chung.
HS: Thảo luận, phân vai.
GV: Gọi 2 nhóm lên thực hiện.
HS: Nhận xét cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Chọn cách ứng xử hay.
GV kết luận chung: Môi trường, tài nguyên, thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc sống của con người. Vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ môi trường tài nguyên.
Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
Chơi đóng vai:
+ Tình huống:
1. Trên đường đi học, em thấy bạn vứt giấy xuống đường.
2. Đến lớp học, em thấy các bạn quét lớp bụi bay mù mịt.
Bài tập SGK.
Bài a) Đáp án : 1, 2, 5
Bài b) Đáp án : 1, 2, 3, 6
5. Dặn dò
- HS đọc thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập: c (SGK - tr.47)
- Chuẩn bị bài: Bảo vệ di sản văn hoá
- Xem các bức ảnh sách giáo khoa
- Tìm một số danh lam thắng cảnh của Việt Nam
File đính kèm:
- tuan 23.doc