I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời ta bao giờ, do ai (Đảng nào ) lãnh đạo?
- Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan Nhà nước.
2. Thái độ
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan Nhà nước.
3. Kĩ năng.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì II - Bài 17: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/4/2011. Ngày dạy: 7a1. 7a2.. 7a3.
Tiết 30
Tuần 30
Bài 17
NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời ta bao giờ, do ai (Đảng nào ) lãnh đạo?
- Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan Nhà nước.
2. Thái độ
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan Nhà nước.
3. Kĩ năng.
- Giúp học sinh biết thực hiện pháp luật, quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ Nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật.
II. Phương pháp.
- Giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.
III. Tài liệu và phương tiện.
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên GDCD 7.
- Sơ đồ (GV và HS chuẩn bị) phân công và phân cấp bộ máy Nhà nước.
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (Các chương I, VI, VIII, IX, X).
IV. Kĩ năng sống cơ bản : Kĩ năng so sánh, phân tích, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình chính trị ở Việt Nam. Kĩ năng tư duy phê phán.
V. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏ 1: Em hãy cho biết NN ta là NN của ai? Do Đảng nào lãnh đạo?
Câu hỏi 2: BMNN được chia làm mấy cấp đó là những cấp gì và phân công như thế nào?
3. Bài mới
GV: Nhận xét để vào bài tiết 2.
Câu 1: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Quốc hội.
Câu 2: Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.
Câu 3: Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân.
Câu 4: Chức năng, nhiệm vụ của uỷ ban nhân dân.
HS: Sau khi làm việc xong cử đại diện lên trình bày.
HS: Nhận xét phần trả lời của các bạn
GV: Nhận xét trả lời.
GV: Bổ sung và chốt lại ý kiến.
GV: Nhắc nhở HS ghi nội dung chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan.
Hoạt động 4
Hệ thống hoá rút ra nội dung của bài học
Khi giảng cho HS ở phần này, GV nhắc lại khắc sâu các kiến thức của phần trước và giúp HS rút ra nội dung bài học cho toàn bài bằng các câu hỏi để HS suy nghĩ.
GV: Em hãy cho biết chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Mở rộng:
* Ngoài ra trong hệ thống các cơ quan còn có TAND và VKSND.
* Giải thích chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này.
II. Nội dung bài học
3. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan NN
- Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực địa phương?
- Chính phủ là cơ quan hành chính NN cao nhất
- UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước địa phương?
Chuyển ý:
GV: kẻ bảng quyền và nghĩa vụ
Yêu cầu 2 HS lên bảng ghi 1 em là quyền còn 1 em làm nghĩa vụ
4. Quyền và nghĩa vụ công dân
Quyền
Nghĩa vụ
- Làm chủ
- Giám sát
- Góp ý kiến
- Thự hiện chính sách pháp luật
- Bảo vệ cơ quan Nhà nước.
- Giúp đỡ cán bộ Nhà nước thi hành công vụ.
HS: Suy nghĩ và ghi ý kiến vào trong bảng.
GV: Gọi vài em nhận xét.
GV: Kết luận
GV: Yêu cầu HS ghi vào tập với nội dung như bảng trên
Nội dung: So sánh bản chất của Nhà nước XHCN với Nhà nước tư bản.
Nhà nước XHCN
Nhà nước Tư bản
- Của dân do dân vì dân.
- Một số người đại diện cho giai cấp tư sản.
- Đảng cộng sản lãnh đạo
- Nhiều đảng chia nhau quyền lợi.
- Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Làm giàu giai cấp tư sản.
- Đoàn kết hữu nghị.
- Chia rẽ, gây chiến tranh
GV: Gợi ý cho HS trả lời.
GV: Nhận xét tổng kết.
4. Củng cố
Hoạt động 6
Luyện tập củng cố, hướng dẫn học tập
GV: Kẻ nhanh nội dung bài tập lên bảng
Nội dung (Bài tập liên tưởng)
1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân là các cơ quan của Nhà nước. Em hãy đặt các từ vào ô cần thiết.
ND
Nhân dân
Q.hội
C.PHỦ
HĐND
UBND
2. Nêu nghĩa vụ và quyền của bản thân em.
Quyền
Nghĩa vụ
- Học tập
- Lao động
- Vui chơi, giải trí
- Thự hiện chính sách pháp luật
- Bảo vệ cơ quan Nhà nước.
- Giúp đỡ cán bộ Nhà nước thi hành công vụ.
5. Dặn dò.
- Làm các bài tập còn lại.
- Giờ sau GV thu vở kiểm tra bài tập ở nhà kiểm tra
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở qua sự hiểu biết của bản thân
- Chuẩn bị bài số 18:
Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở
(xã, phường, trị trấn)
tài liệu tham khảo
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 1,2,3,4,5, 83, 84, 119, 120, 126, 127, 137.
File đính kèm:
- tuan 30.doc