I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời ta bao giờ, do ai ( Đảng nào ) lãnh đạo?
- Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan Nhà nước.
2. Thái độ
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan Nhà nước.
3. Kĩ năng.
- Giúp học sinh biết thực hiện pháp luật, quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ Nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì II - Bài 17: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/3/2011. Ngày dạy: 7a1., 7a2.. 7a3.
Tiết 29
Tuần 29
Bài 17
NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời ta bao giờ, do ai ( Đảng nào ) lãnh đạo?
- Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp như thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan Nhà nước.
2. Thái độ
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan Nhà nước.
3. Kĩ năng.
- Giúp học sinh biết thực hiện pháp luật, quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ Nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật.
II. Phương pháp.
- Thảo luận, ñaøm thoaïi
III. Tài liệu và phương tiện.
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên GDCD 7.
- Tranh ảnh.
- Sơ đồ (GV và HS chuẩn bị) phân công và phân cấp bộ máy Nhà nước.
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (Các chương I, VI, VIII, IX, X).
IV. Kĩ năng sống cơ bản : Kĩ năng so sánh, phân tích, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình chính trị ở Việt Nam. Kĩ năng tư duy phê phán.
V. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Em hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Câu hỏi 2: Phân biệt giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan
3. Bài mới
Tiết 1
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
GV: Vào ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập giữa quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và ngày nay là nước CHXHCN Việt Nam . Để hiểu được vấn đề Nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam "
Hoạt động 2:
Tìm hiểu thông tin sự kiện
GV: Tổ chức HS đọc phần thông tin, sự kiến.
1 HS đọc phần thông tin.
1 HS đọc phần sự kiện.
GV: Cho HS thảo luận.
Trong phần thông tin, sự kiện này HS nghe đọc, theo dõi SGK và tự do trình bày ý kiến cá nhân.
I. Thông tin, sự kiện:
1. Nhà nước:
Câu hỏi:
1. Nước ta - Nước VNDCCH ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước?
- Nước Việt Nam Dân chủ Công hoà ra đời ngày 2/9/1945 do Bác Hồ làm Chủ tịch.
2. Nhà nước Việt Nam DCCH ra đời từ thành quả cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo?
- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời là thành quả của cuộc đời cách mạng tháng 8 năm 1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
3. Nhà nước ta đổi tên thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào? Tại sao đổi tên như vậy?
- Ngày 2/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Vì: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước nước vào thời kì quá độ lên CNXH.
4. Nhà nước ta là Nhà nước của ai? Do Đảng nào lãnh đạo?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS ghi bài vào tập
GV: Đặt câu hỏi.
1. Suy nghĩ, tình cảm của em với Bác Hồ khi đọc: "Tuyên ngôn độc lập".
2. Bài thơ nào nói lên ý chí giành độc lập".
GV: Nhận xét và tổng kết tác phẩm này:
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông - Nam Châu á.
II. Bài học:
1/ Nhà nước ta là NN của ai? Do Đảng nào lãnh đạo?
- Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Hoạt động 3
Tìm hiểu tổ chức bộ máy Nhà nước
GV: Hướng dãn HS quan sát sơ đồ trong SGK và đặt câu hỏi cho HS thảo luận cả lớp.
GV: Cho HS lên trả lời từng câu hỏi.
2. Phân cấp và phân công bộ máy Nhà nước.
a/ Phân cấp
Câu hỏi:
1. Bộ máy Nhà nước được chia thành mấy cấp?
4 cấp
2. Bộ máy Nhà nước cấp Trung ương gồm có những cơ quan nào?
3. Bộ máy Nhà nước cấp tỉnh - thành phố gồm có những cơ quan nào?
4. Bộ máy Nhà nước cấp Huyện (Quận, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
5. Bộ máy Nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
Quốc hội
Chính phủ
Toà án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HĐND tỉnh (thành phố)
UBND tỉnh (thành phố)
Toà án nhân dân tỉnh (thành phố)
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố)
HĐND huyện (quận, thị xã)
UBND huyện (quận, thị xã)
Toà án nhân dân huyện (quận, thị xã)
Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã)
HĐND xã (phường, thị trấn)
UBND xã (phường, thị trấn)
GV: Nhận xét và tổng kết bằng cách giới thiệu sơ đồ phân cấp BMNN (chuẩn bị sẵn) giống như sơ đồ trong SGK trang 56.
GV: Hướng dẫn như phần 1
GV: Cho HS tìm hiểu sơ đồ bộ máy Nhà nước.
HS: Trả lời câu hỏi.
1. Bộ máy Nhà nước gồm những loại cơ quan nào?
b/ Phân công các cơ quan của Bộ máy Nhà nước.
Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân.
Các cơ quan hành chính Nhà nước.
Các cơ quan xét xử.
Các cơ quan kiểm soát
2. Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm những cơ quan nào?
- Quốc hội
- HĐND huyện (quận, thị xã)
- HĐND xã (phường, thị trấn)
3. Cơ quan hành chính Nhà nước gồm những cơ quan nào?
- Chính phủ
- UBND tỉnh (thành phố)
- UBND xã (phường, thị trấn)
4. Các cơ quan xét xử gồm các cơ quan nào?
- Toà án nhân dân tối cao.
- Toà án nhân dân tỉnh (thành phố)
- Toà án nhân dân huyện (quận, thị xã).
- Các toà án quân sự
5. Cơ quan kiểm sát gồm những cơ quan nào?
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân (thành phố)
- Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã).
- Các viện kiểm sát quân sự.
4. Củng cố.
Cho HS làm một số bài tập
Câu hỏi: Em hãy chọn câu trả lời đúng. Đánh dấu X vào o
1. Chính phủ biểu quyết thông qua hiến pháp luật o
2. Chính phủ thi hành hiến pháp, pháp luật o
3. Chính phủ do nhân nhân bầu ra o
4. Chính phủ do Quốc hội bầu ra o
5. UBND do nhân dân bầu ra o
6. UBND do HĐND cùng cấp bầu ra o
5. Dặn dò:
Chuẩn bị phần còn lại của bài. Gồm:
Quyền và nghĩa vụ công dân
So sánh bản chất của Nhà nước XHCN với Nhà nước tư bản.
Làm các bài tập còn lại SGK
6. Rút kinh nghiệm : .
..
File đính kèm:
- tuan 29.doc