Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì II - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (tiết 2)

A. Mục Tiêu Bài Học

( Nhö tieát tröôùc )

B. Phương Pháp:

- Thảo luận nhóm

- Nêu và giải quyết vấn đề.

C. Tài Liệu Và Phương Tiện:

- Bài tập

- Tình huống đạo đức

- Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Điều 70.

- Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999, Điều 129

D. Kĩ năng sống cơ bản : Kĩ năng so sánh, phân tích, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Kĩ năng tư duy phê phán.

E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn Định Tổ Chức

2. Kiểm tra bài cũ

a. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

b. So sánh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì II - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan : 5/3/2012 Ngày dạy : 7a1 : 19/3 ; 7a2 : 19/3 ; 7a3 : 23/3/2012 Tuần 29 Tiết 28 Bài 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO ( Tiết 2) A. Mục Tiêu Bài Học ( Nhö tieát tröôùc ) B. Phương Pháp: - Thảo luận nhóm - Nêu và giải quyết vấn đề. C. Tài Liệu Và Phương Tiện: - Bài tập - Tình huống đạo đức - Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Điều 70. - Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999, Điều 129 D. Kĩ năng sống cơ bản : Kĩ năng so sánh, phân tích, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Kĩ năng tư duy phê phán. E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn Định Tổ Chức 2. Kiểm tra bài cũ a. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? b. So sánh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan. 3. Bài mới Tiết2 Tìm hiểu khái niệm, rút ra bài học tiếp theo. Thảo luận nhóm 4 phút. GV: 1. Em hãy kể lại một số tôn giáo chính ở VN mà em biết? 2. Hãy kể những tôn giáo ở VN do chính người VN sáng lâp? HS: Thảo luận GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày HS: Các nhóm nhận xét GV: Nhận xét bổ sung, chốt ý chính HS: Ghi vào tập II. Nội dung bài học: (TT) 4. Một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta: Đạo Phật, đạo Cao đài, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành GV: Yêu cầu HS đọc phần Thông tin sự kiện tiếp theo HS: Đọc từ đoạn “ Đảng và Nhà nước ta đến đoạn cuối cùng” GV: Như vậy Đảng và nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào? HS: Tôn trọng, bảo vệ người có đạo. Thừa nhận trong hiến pháp và các luật khác GV: NN có trách nhiệm gì đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? HS: Trả lời SGK HS: Ghi nội dung bài học GV: Hệ thống kiến thức theo chuẩn. 5. Một số quy định của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: - Mọi người cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo, không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo. - Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của NN. Hoạt động 5 Luyện tập củng cố kiến thức bài bọc GV: Bài tập đ, trang 54. HS: Làm bài tập GV: Nhận xét - cho điểm động viên HS. III. Bài tập 1. Bài tập đ, trang 54 Đáp án Không gây chia rẽ, mất đoàn kết, tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo. Nếu có đạo thì sống tốt đời, đẹp đạo Câu 1: Theo em người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Vì sao? Câu 2: Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét kết luận phần này. 2. Bài tập cá nhân GV: Đưa những câu hỏi tiếp theo. Những hiện tượng sau có là tín ngưỡng không? Vì sao? a. HS trước khi đi thi hoặc làm kiểm tra. - Đi lễ để đạt điểm cao. - Không ăn trứng. - Không ăn xôi lạc xôi đỗ đen. - Không ăn chuối. - Sợ gặp phụ nữ. Đáp án: a. Các hiện tượng thuộc điều a không là tín ngưỡng. - Vì không phù hợp với hiện tượng tự nhiên. Mọi người tin vào điều mù quáng không có thật. Kết quả ảnh hưởng công việc, thời gian tiền của b. Một số ngày kiêng kị: - Mùng năm mười bốn, hai ba Đi buôn cũng lỗ nữa là đi chơi - Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3. b. Không nên kiêng kị những ngày này. Kiêng kị như vậy là hoàn toàn không có căn cứ mà ảnh hưởng đến công việc. c. Có ý kiến cho rằng: HS hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? GV: Nhận xét kết luận toàn bài. c. ý kiến đó đúng. 4. Dặn dò. - Tìm hiểu và sưu tầm những tư liệu thể hiện sự tín ngưỡng và tôn giáo ở địa phương nơi em ở - Xem trước bài 17. Nhà nước CHXH CNVN - Xem phần tham khảo để làm bài tập. Đọc thông tin, sự kiện Trả lời gợi ý SGK Vẽ sơ đồ phân cấp và phân công bộ máy nhà nước.

File đính kèm:

  • doctuan 28.doc
Giáo án liên quan