I./ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Thế nào là khoan dung và thấy đó là phẩm chất đạo đức cao đẹp . hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung. Kể được 1 số biểu hiện của lòng khoan Nguyễn Thị Hồng Dung
Kỉ năng: Biết thể hiện lòng khoan dung với mọi người xung quanh
Thái độ: quan tâm độ lượng với mọi người. Phê phán sự định kiến, hẹp hồi cố chấp trong quan hệ với mọi người.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.
III./ TÀI LIỆU: Truyện kể, tục ngữ ca dao, danh ngôn, bài tập tình huống
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1) ỔN ĐỊNH:
2) KIỂM TRA BÀI CŨ:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 8: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn: 15/10/2010
TIẾT 10 Lớp 7A1
Bài 8 Lớp 7A2
KHOAN DUNG
I./ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Thế nào là khoan dung và thấy đó là phẩm chất đạo đức cao đẹp . hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung. Kể được 1 số biểu hiện của lòng khoan Nguyễn Thị Hồng Dung
Kỉ năng: Biết thể hiện lòng khoan dung với mọi người xung quanh
Thái độ: quan tâm độ lượng với mọi người. Phê phán sự định kiến, hẹp hồi cố chấp trong quan hệ với mọi người.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.
III./ TÀI LIỆU: Truyện kể, tục ngữ ca dao, danh ngôn, bài tập tình huống
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Đã kiểm tra 1 tiết
3) BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
GV: Nêu tình huống: Hoa và Hà học cùng lớp, cùng trường. Nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường xuyên nói xấu Hoa. Nếu là Hoa em sẽ xử sự như thế nào với bạn Hà?
HS: Trả lời
GV: Dẫn dắt HS vào bài.
HĐ2./ TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC
GV: Yêu câu HS đọc truyện.
HS: đọc.
GV: Đặt câu hỏi.
HS: trả lời.
1) Thái độ lúc đầu của Khôi như thế nào? Về sau có sự thay đổi gì?
2) Vì sao Khôi có sự thay đổi đó?
3) Em có nhận xét gì về thái độ và việc làm của cô giáo Vân?
4) Em rút ra được bài học gì qua truyện đọc trên?
GV: Những việc làm của cô giáo Vân thể hiện đức tính khoan dung. Vậy em hãy cho biết thế nào là khoan dung?
HS: trả lời nội dung bài học
HS: Nhận xét
GV: tổng kết, bổ sung
HS: Ghi tập
à -Lúc đầu: thiếu tôn trọng cô giáo.
- Về sau: Chứng kiến cảnh cô giáo tập viết, hối hận, xin lỗi cô và thương cô nhiều hơn.
à Có sự thay đổi đó là vì: Biết được nguyên nhân vì sao cô lại viết chữ khó coi như vậy. Do tay cô bị thương.
à Cô Vân có lòng khoan dung, kiên trì, độ lượng, bao dung, và tha thứ.
à Biết tha thứ khoan dung cho người khác.
1) Thế nào là khoan dung ï?
Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
HĐ3./ THẢO LUẬN TÌM HIỂU Ý NGHĨA VÀ CÁCH RÈN LUYỆN
LÒNG KHOAN DUNG
GV: đặt câu hỏi thảo luận:
HS: Chia nhóm thảo luận trong 5 phút
1) Vì sao phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
2) Làm gì khi có sự xung đột, mâu thuẫn lẫn nhau?
3) Khi bạn mình có khuyết điểm ta xử sự như thế nào?
HS: đại diện các nhóm trình bày ý kiến
GV: nhận xét bổ sung ( nếu có )
GV: kết luận:
Để không hiểu lầm, tin tưởng và thông cảm nhau.
Phải tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, giảng hoà
Giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của lòng khoan dung?
HS: trả lời nội dung bài học
HS: Nhận xét
GV: tổng kết, bổ sung
HS: Ghi tập.
GV: Em hãy cho biết cách rèn luyện lòng khoan dung?
HS: trả lời nội dung bài học
HS: Nhận xét
GV: tổng kết, bổ sung
HS: Ghi tập
GV: Kể cho HS nghe một tình huống và yêu cầu HS nhận xét:
“ Hai con dê trắng và dê đen cùng lúc đi qua cầu. Không con nào chịu nhường nhịn con nào, con nào cũng muốn giành đi qua trước. Hậu quả là cả hai cùng rơi xuống nước”
GV: Em có suy nghĩ gì về hành động của hai con dê trên?
GV: Đưa ra tình huống: “ Khi đang làm bài kiểm tra, bạn bên cạnh vô tình làm văng mực vào áo mình. Thì em xử sự như thế nào?
HV: Trả lời tình huống.
2) Ý nghĩa của khoan dung?
Người có lòng khoan dung luôn được người khác yêu mến, giúp đỡ. Quan hệ giữa con người với con người trở nên lành mạnh hơn.
3) Cách rèn luyện lòng khoan dung?
Cách rèn luyện lòng khoan dung là sống cởi mở, cư xử chân thành với mọi người.
HĐ4./ LUỆN TẬP- CŨNG CỐ
GV: hướng dẫn HS giải bài tập SGK
Bài tập b./ đáp án:
Đáp án: các hành vi khoan dung là: 1,3,5,7
Hãy kể những hành vi của em hoặc của bạn em về một việc làm thể hiện lòng khoan dung.
Thế nào là khoan dung?
Ý nghĩa của lòng khoan dung? Cách rèn luyện lòng khoan dung?
HĐ5./ DẶN DÒ
Về nhà làm bài tập c, d. sách giáo khoa.
Tìm thêm những câu ca dao tục ngữ nói lên khoan dung?
Tìm những câu truyện nói lên khoan dung?
Chuẩn bị bài 9” xây dựng gia đình văn hoá”
Đọc và trả lời truyện đọc
Sưu tầm bảng quy định tiêu chuẩn gia đình văn hoá ở địa phương em.
Tìm hiểu những gia đình có giấy chứng nhận gia đình văn hoá.
File đính kèm:
- tuan 10.doc