Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 2: Trung thực

I./ MỤC TIÊU

Giúp HS hiểu:

- Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực.

- Ý nghĩa của trung thực.

- Hình thành ở HS thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, đấu tranh chống hành vi thiếu trung thực.

- Giúp HS hiểu các hàng vi trung thực và thiếu trung thực trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.

II./ PHƯƠNG PHÁP: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

III./ TÀI LIỆU: chuyện kể, tục ngữ, ca dao, bài tập tình huống

IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

1./ ỔN ĐỊNH

2./ KIỂM TRA BÀI CŨ:

A) Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người xung quanh em?

B) Thế nào là giản dị và ý nghĩa của nó?

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 2: Trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 TIẾT 2 Bài 2 TRUNG THỰC I./ MỤC TIÊU Giúp HS hiểu: - Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực. - Ý nghĩa của trung thực. - Hình thành ở HS thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, đấu tranh chống hành vi thiếu trung thực. - Giúp HS hiểu các hàng vi trung thực và thiếu trung thực trong cuộc sống hằng ngày. - Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực. II./ PHƯƠNG PHÁP: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. III./ TÀI LIỆU: chuyện kể, tục ngữ, ca dao, bài tập tình huống IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 1./ ỔN ĐỊNH 2./ KIỂM TRA BÀI CŨ: A) Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người xung quanh em? B) Thế nào là giản dị và ý nghĩa của nó? 3) BÀI MỚI HĐ CỦA GV- HS NỘI DUNG HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI Gv cho HS làm bài tập sau: Trong những hành vi sau hành vi nào sai? Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn. Giờ kiểm tra miệng giả vờ đau đầu để xuống phòng y tế. Xin tiền học để chơi điện tử. Ngủ dậy muộn, đi học không đúng qui định, báo cáo lí do bị bệnh. Những hành vi đó biểu hiện điều gì? GV dẫn dắt HS từ bài tập trên để vào bài trung thực. HĐ2./ PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC. GV: cho HS đọc truyện HS: đọc GV: đặt câu hỏi 1) Bra-man- tơ đã đối xử với Mi- ken lăng- giơ như thế nào? HS: không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự ngiệp 2) Vì sao Bra- man- tơ có thái độ như vậy? HS: sợ danh tiếng của Mi- ken- lăng- giơ nổi tiếng lấn áp mình. Oán hận và tức giận.. 3) Mi- ken- lăng- giơ có thái độ như thế nào? HS: công khai đánh giá Bra- man - tơ là người vĩ đại. 4) Vì sao Mi- ken- lăng- giơ lại xử sự như vậy? HS: Ông thẳng thắn tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. 5) Theo em ông là người như thế nào? HS: Ông là người trung thực, tôn trọng chân lí, công minh chính trực. GV: Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? HS: phải thẳng thắn, trung thực không gian dối GV: Vậy em hãy cho biết thế nào là trung thực? HS: trả lời GV: nhận xét, đánh giá HS: ghi bài 1) Thế nào là trung thực? Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thẳn, thật thà, và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. HĐ3./ LIÊN HỆ THỰC TẾ: GV:tìm những biểu hiện của trung thực trong học tập của HS? HS: ngay thẳng không gian dối với thầy cô, không quay cóp, nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn GV: tìm những biểu hiện trung thực trong quan hệ với mọi người trong xã hội? HS: không nói xấu, lừa dối, không đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm không tham ô hối lộ, không chiếm đoạt tài sản của nhà nước và của nhân dân. Ví dụ: có những vị cán bộ nhà nước tham ô. Hối lộ của dân. GV: người không có tính trung thực sẽ bị xã hội lên án như thế nào? HS: pháp luật xử lí, mọi người xa lánh, khinh miệt, ghét bỏ, không hợp tác GV: như vậy em hãy cho biết vì sao ta phải trung thực? HS: trả lời sách giáo khoa GV: Nhận xét HS: ghi bài GV: Em hãy nêu một vài câu ca dao tục ngữ nói lên tính trung thực? HS: Suy nghĩ trả lời GV: bổ sung HS: ghi tục ngữ và câu danh ngôn trong SGK. GV: cho HS tìm biểu hiện trái với tính trung thực? HS: dối trá, xuyên tạc, bớp méo sự thật, ngươic lại chân lí 2) Tại sao phải trung thực? Trung thực là đức tính cần thiết và quí báo của mỗi con người. Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. * Tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng. * Danh ngôn: “ Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. HĐ4./ LUYỆN TẬP Làm bài tập cá nhân: Bài tập a trang 8 HS: làm vào tập GV: yêu cầu 1 HS lên bảng sửa Đáp án: 4, 5, 6. Bài tập b trang 8. Thầy thuốc dấu không cho bệnh nhân biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm của thầy thuốc đó? HS: làm việc cá nhân. HĐ5./ DẶN DÒ: Về học bài và làm các bài tập: c, d, đ. Chuẩn bị bài mới: Tự trọng. Đọc phần ĐVĐ trả lời gợi ý. Xem phần nội dung bài hoc SGK. Sưu tầm những tấm gương có tính tự trọng.

File đính kèm:

  • doctuan 2.doc