Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 3: Tự trọng

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

- Hiểu được thế nào là tự trọng

- Những biểu hiện của tự trọng.

- Ý nghĩa của lòng tự trọng.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và củ người khác.

- Học tập những tấm gương về lòng tự trọng.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ:

- Có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.

- Bài tập tình huống GDCD 7.

- Tranh ảnh với chủ đề: Tự trọng

- Truyện kể:

- Phiếu học tập.

- Bảng thảo luận nhóm.

- Bút viết bảng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 3: Tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 3 3 3 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A3 TỰ TRỌNG I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Hiểu được thế nào là tự trọng Những biểu hiện của tự trọng. Ý nghĩa của lòng tự trọng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và củ người khác. Học tập những tấm gương về lòng tự trọng. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Tự trọng Truyện kể: Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là trung thực? Cho ví dụ về trung thực? Đáp án: GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Trung thực cũng là một biểu hiện của tính tự trọng. Trong cuộc sống tính tự trọng còn được biểu hiện qua các việc làm như thế nào? HS: Kể một số biểu hiện của tự trọng trong cuộc sống. GV: Kết luận vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc truyện “Một tâm hồn cao thượng” GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Em có nhận xét gì vềviệc làm của Rô be? Đáp án: Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách. Nhóm 3+4: Câu hỏi: Biểu hiện biết coi trọng giữ gìn phẩm cách của Rô be? Đáp án: Cư xử đúng mực, biết giữ lời hứa, làm tròng nhiệm vụ. Nhóm 5+6: Câu hỏi: Việc làm của Rô be có ý nghĩa như thế nào? Đáp án: Nâng cao phẩm giá, uy tín của Rô be, được mọi người quý trọng. HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Tự trọng là phẩm chất đoạ đức cần thiết, vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần phải biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình trong mọi tình huống. Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI: GV: Bản thân em đã là người tự trọng chưa? Việc làm thể hiện sự tự trọng của em? HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời. GV: Gia đình em ai là người thể hiện tính tự trọng cao nhất? Em đã học được gì từ người đó? HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời. GV: Ở trường, lớp em ai là người có biểu hiện tính tự trọng? Việc làm thể hiện tính tự trọng của người đó mà em biết? HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời. GV: Địa phương em cán bộ địa phương làm việc đã thể hiện tính tự trọng chưa? Đó là những việc như thế nào? HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời GV: Kết luận: Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC: GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là tính tự trọng? HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời. GV: Hãy nêu những biểu hiện của tính tự trọng? (Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biểu hiện của trung thực) GV: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời. GV: Học sinh chúng ta rèn luyện phẩm chất như thế nào? HS: Liên hệ thực tế để trả lời. GV: Kết luận: Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa. HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng. GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày. Khái niệm: - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách. - Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa, luôn làm tròn nhiệm vụ Ý nghĩa: - Là phẩm chất cao quý của con người. - Nâng cao phẩm giá uy tín của con người. - Được mọi người quý trọng. Rèn luyện: - Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Sống trung thực. - Rèn luyện phẩm chất đạo đức. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT3.doc