I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có ý nghĩa là về cơ bản đã thống nhất đất nước, chấm dứt thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh.
II- Đồ dùng dạy học :
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .
- Gợi ý kịch bản: Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs trả lời câu hỏi trong sgk của bài tuần trước .
Nhận xét bài cũ .
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý, Lịch sử 4 - Lê Văn Tính - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 28 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : LỊCH SỬ
Bài 24 : NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG
Ngày dạy : 26 - 3 - 2007
Giáo viên : Lê Văn Tính
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có ý nghĩa là về cơ bản đã thống nhất đất nước, chấm dứt thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh.
II- Đồ dùng dạy học :
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .
- Gợi ý kịch bản : Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs trả lời câu hỏi trong sgk của bài tuần trước .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
5 phút
15 phút
5 phút
1. Giới thiệu bài : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
2. Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
. Mục tiêu : Hs nắm được sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long.
. Cách tiến hành :
- Gv dựa vào lược đồ trình bày sự phát triển của nghĩa quân Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long ( theo gợi ý sgv trang 50 ) .
3. Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai.
. Mục tiêu : Hs nắm được sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
. Cách tiến hành :
- Kể chuyện “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long”, rồi tổ chức hs thảo luận, trả lời các câu hỏi :
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ?.
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng ntn ?
+ Cuộc tiến quân ra Bắc cuỉa quân Tây Sơn diễn ra ntn ?
- Tổ chức cho các nhóm đóng vai theo nội dung trong sgk đoạn : Từ đầu cho đến “ quân Tây Sơn” .
4. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
. Mục tiêu : Hs nắm được kết quả và ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc.
. Cách tiến hành :
Tổ chức cho hs thảo luận để nêu lên kết quả và ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc.
Gv chốt ý.
- Hs làm việc với lược đồ, theo dõi hd của Gv.
- Hs làm việc với sgk, thảo luận trong nhóm, trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm phân vai, tập đóng vai. Đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày trước lớp.
- Hs thảo luận theo gợi ý của Gv, lần lượt trình bày, lớp nhận xét.
C- Củng cố – dặn dò : 4 phút
Cho hs nhắc lại nội dung bài học .
Về nhà xem lại bài học, học thuộc bài .
Bài sau : Quang Trung đại phá quân Thanh.
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm
TUẦN : 28 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : ĐỊA LÝ
Bài 25 : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Ngày dạy : 30 - 3 –2007
Giáo viên : Lê Văn Tính
I – Mục tiêu :
Sau khi học xong bài học, hs biết :
- Giải thích được : Dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất ( đất canh tác, nguồn nước sông, biển ).
Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp .
Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
II- Đồ dùng dạy học :
Các bản đồ : Dân cư Việt Nam
III- Các hoạt động dạy - học :
A – Kiểm tra bài cũ : 5 phút
2 hs lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 24 .
Nhận xét bài cũ .
B - Dạy bài mới :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
10 phút
15 phút
1. Giới thiệu bài : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đặc điểm dân cư.
. Mục tiêu : Hs giải thích được : Dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất ( đất canh tác, nguồn nước sông, biển ).
. Cách tiến hành :
- Gv thông báo số dân của các tỉnh miền Trung, lưu ý cho hs phần lớn dân sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố duyên hải.
- Cho hs quan sát BĐ dân cư, so sánh và nhận xét về mức độ tập trung dân cư ở các vùng ven biển và vùng núi Trường Sơn, so sánh với mức độ tập trung dân cư ở ĐBBB.
- Cho hs quan sát hình 1, 2 rồi trả lời câu hỏi trong sgk.
3. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hoạt động sản xuất .
. Mục tiêu : Hs biết trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
. Cách tiến hành :
Bước 1 :
- Yêu cầu hs đọc, ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
- Gv ghi sẵn trên bảng 4 cột ( như sgv trang 110 ), yêu cầu 4 hs lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh đã quan sát.
- KL: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung đa số thuộc ngành nông-ngư nghiệp.
Bước 2 :
- Yêu hs làm việc theo nhóm: đọc bảng ở sgk trang 140, giải thích vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại có các hoạt động sản xuất như trong bảng đã nêu.
- KL : ( theo sgv trang 111 )
- Hs quan sát BĐ dân cư VN, trao đổi với nhau về đặc điểm phân bố dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Vài hs lên chỉ vào bản đồ và giới thiệu .
- Vài hs trả lời câu hỏi.
- Hs làm việc với sgk, nêu tên các hoạt động sản xuất.
- 4 hs lên bảng .
- Cả lớp nhận xét.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
C- Củng cố – dặn dò : 5 phút
Cho hs nhắc lại nội dung bài học .
Về nhà xem lại bài học, học thuộc bài .
Bài sau : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung ( tiếp theo )
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- LS-DL4 28.doc