Môn : Đạo đức
BÀI : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu:
-Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay.
-Cách chào hỏi, tạm biệt.
-Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
-Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có thái độ:
-Tôn trọng, lễ độ với người lớn.
-Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
3. Học sinh có kĩ năng hành vi:
-Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
-Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.
-Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
-Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.
-Bài ca “Con chim vành khuyên”.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn đạo đức - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Đạo đức
BÀI : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu:
-Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay.
-Cách chào hỏi, tạm biệt.
-Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
-Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có thái độ:
-Tôn trọng, lễ độ với người lớn.
-Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
3. Học sinh có kĩ năng hành vi:
-Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
-Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.
-Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
-Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.
-Bài ca “Con chim vành khuyên”.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC:
Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?
Vì sao cần nói lời cám ơn, lời xin lỗi?
Gọi 2 học sinh nêu.
GV nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” bài tập 4:
Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.
Giáo viên nêu ra các tình huống dưới dạng các câu hỏi để học sinh xử lý tình huống:
Khi gặp nhau (bạn với bạn, học trò với thầy cô giáo, với người lớn tuổi) … .
Khi chia tay nhau … .
Hoạt động 2: Thảo luận lớp:
Nội dung thảo luận:
1.Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?
2.Em cảm thấy như thế nào khi:
Được người khác chào hỏi?
Em chào họ và được đáp lại?
Em chào bạn nhưng bạn cố tình không đáp lại?
Gọi đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận:
Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương.
4.Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết sau.
Thực hiện nói lời chào hỏi và tạm biệt đúng lúc.
2 HS trả lời 2 câu hỏi trên.
Cần nói lời cám ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ.
Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau thành từng đôi một.
Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để học sinh đóng vai chào hỏi.
Ví dụ:
Hai người bạn gặp nhau (Tôi chào bạn, bạn có khoẻ không?)
Học sinh gặp thầy giáo (cô giáo) ở ngoài đường (Em kính chào thầy, cô ạ!)
Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các câu hỏi.
1.Khác nhau, do đối tượng khi gặp gỡ khác nhau nên cách chào hỏi khác nhau.
2.Tự hào, vinh dự.
Thoải mái, vui vẽ.
Bực tức, khó chịu.
Trình bày trước lớp ý kiến của mình.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh nêu tên bài học và tập nói lời chào hỏi, lời tạm biệt khi chia tay.
File đính kèm:
- Giao an dao duc T27.doc