I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp HS
- Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người : làm cho cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gủi tốt hơn và người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng
2. Thái độ : Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh. Đồng tình khen ngợi những bạn có thái độ lịch sự.
3. Hành vi : Cư xử lịch sự với bạn bè thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
- Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Nội dung các tình huống trò chơi - Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Tuần 21: Lịch sự với mọi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp HS
- Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người : làm cho cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gủi tốt hơn và người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng
2. Thái độ : Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh. Đồng tình khen ngợi những bạn có thái độ lịch sự.
3. Hành vi : Cư xử lịch sự với bạn bè thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
- Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Nội dung các tình huống trò chơi - Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ :
- Thế nào là lịch sự với mọi người ?
- Em hãy giải thích câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
- Giáo viên nhận xét
II. Bài mới :
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện- Yêu cầu thảo luận
1. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu
2. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhân. Nhân cho ông một ít gạo rồi quát “Thôi đi đi”
3. Lâm hay kéo tóc của các bạn nữ trong lớp
4. Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa
5. Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ
- Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự ?
- Kết luận : Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏi, chúng ta cũng cần phải giữ phép lịch sự
- Giáo viên phổ biến luật thi
- Cả lớp chia làm 2 dãy, mỗi một lượt chơi mỗi dãy sẽ cử ra một đội gồm 4 học sinh
- Trong mỗi lượt chơi, giáo viên sẽ đưa ra một số lời gợi ý
- Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là dựa vào gợi ý, xây dựng một tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự
- Mỗi một lượt chơi, đội nào xử lý tốt tình huống ghi được tối đa 5 điểm .
- Sau các lượt chơi, dãy nào ghi được nhiều điểm hơn là dãy thắng cuộc
- Giáo viên tổ chức cho hai dãy HS thi. Giáo viên cùng Ban giám khảo (SHS ) nhận xét
- Giáo viên khen ngợi dãy thắng cuộc
- Giáo viên có thể đưa ra nội dung
1. Nhân vật bố, mẹ, hai đứa con và mâm cơm
2. Nhân vật hai bạn HS và quyển sách bị rách
3. Nhân vật chú thương binh bạn HS và một cái túi
- Giáo viên hỏi : Em hiểu nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau đây như thế nào ?
1. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
2. Học ăn, học nói, học gói, học mở
3. Lời chào cao hơn mâm cỗ
- Nhận xét câu trả lời của học sinh yêu cầu đọc phần ghi nhớ
- Dặn dò : Thực hiện tốt những điều đã học
- Bài sau : “Giữ gìn các công trình công cộng”
- 2 HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
Tiến hành thảo luận nhóm đôi
-Trung làm thế là đúng, vì chị phụ nữ ấy rất cần chỗ ngồi trên ô tô buýt vì đang mang bầu, không thể đứng lâu
- Nhân làm như thế là sai. Dù là ông lão ăn xin, nhưng ông cũng là con người lớn tuổi cũng cần được tôn trọng, lễ phép
- Lâm làm như thế là sai. Việc làm của Lâm như vậy thể hiện sự không tôn trọng bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu
- Các anh thanh niên đó làm như vậy là sai, là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác
- Việc làm của Vân chưa đúng, trong khi ăn chỉ nên cười nói nhỏ nhẹ để tránh làm rây thức ăn ra người khác
- Lễ phép chào hỏi người lớn tuổi
- Nhường nhịn em bé
- Không cười đùa quá to trong khi ăn cơm
- HS tham gia
- Gọi 3à 4 HS trả lời
- Câu trả lời đúng
1. Câu tực ngữ có ý nói cần lựa lời nói khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái, dễ chịu
2. Ý nói nói chăng là điều rất quan trọng vì vậy cũng cần phải học như học ăn, học gói, học mở
3.Ý nói lời chào có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi có giá trị hơn cả một mâm cỗ đầu.
- 1 à 2 HS đọc
File đính kèm:
- 21..doc