Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Tuần 17: Yêu lao động

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :

1. Kiến thức :

- HS biết kể cho nhau nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động, của các bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.

- Biết những ý nghĩa, tác dụng của lao động qua các câu ca dao, tục ngữ, thàn ngữ.

- Biết viết, vẽ về một công việc mà em yêu thích

2. Hành vi:

- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.

3. Thái độ:

- Yêu lao động, tham gia lao động với tinh thần tích cực, đứng đắn

- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Gv: Sưu tầm cao dao, tục ngữ, thành ngữ, văn thơ, tranh ảnh về chủ đề lao động

- HS: bảng nhóm, bút lông, sưu tầm tranh ảnh .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Tuần 17: Yêu lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức : Yêu lao động I.Mục đích - YÊU CầU : 1. Kiến thức : - HS biết kể cho nhau nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động, của các bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em. - Biết những ý nghĩa, tác dụng của lao động qua các câu ca dao, tục ngữ, thàn ngữ. - Biết viết, vẽ về một công việc mà em yêu thích 2. Hành vi: - Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình. 3. Thái độ: - Yêu lao động, tham gia lao động với tinh thần tích cực, đứng đắn - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng dạy học : -Gv: Sưu tầm cao dao, tục ngữ, thành ngữ, văn thơ, tranh ảnh về chủ đề lao động - HS: bảng nhóm, bút lông, sưu tầm tranh ảnh ... III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ :- GV nêu câu hỏi và gọi 2 học sinh trả lời: Đọc phần ghi nhớ và cho biết vì sao chúng ta yêu lao động? 2/Bài mới : Gọi học sinh yêu cầu bài tập 3/26 SGK - GV gọi học sinh xung phong lên bảng kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động, của các bạn ... + Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không? + Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì? * Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối ... đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập. - Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về biểu hiện không yêu lao động? - GV nêu cách chơi: Các nhóm viết vào bảng ngắn gọn theo nội dung cô đã nêu. - Đính bảng nhóm lên bảng, trình bày nội dung của nhóm. - GV cho học sinh xem tranh ảnh hoặc cung cấp thêm các câu ca dao, bài văn, thơ về chủ để Yêu lao động ( nếu có) - GV gọi 2 học sinh đọc BT 5/26 và nêu nội dung yêu cầu + Các em hãy viết về ước mơ khi các em lớp lên, các em sẽ làm gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện được ước mơ của mình, ngay từ bây giờ các em phải làm gì? + GV cho học sinh viết ra vở nháp, chuẩn bị nội dung để khi phỏng vấn thì trả lời. - GV nêu cách chơi. - Lớp bình chọn 2 phóng viên - GV cho các em chơi. - GV theo dõi, ghi vài ước mơ của học sinh lên bảng. - Nhận xét và tuyên dương các em GV kết luận: Mỗi bạn trong lớp mình đều có những ước mơ về những công việc của mình bằng tình yêu lao động, cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình. - Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Học thuộc phần ghi nhớ - Thực hành tốt nội dung đã học Đọc truyện: Buổi học đầu tiên và trả lời BT2/28 - Giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ em - Tìm hiểu BT 1,2/29,30 SGK - Nhận xét tiết học. - Bài sau: Kính trọng, biết ơn người lao động. -1 HS trả lời: vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. - HS tự trả lời - HS kể (3à4 em) Vd: Tấm gương yêu lao động của Bác Hồ như: Truyện Bác làm việc cào tuyết ở Paris, Bác làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước. + Tấm gương anh hùng lao động như: bác Lương Đình Của - nhà nông học làm việc không ngừng nghỉ, anh Hồ Giáo ... + Tấm gương các bạn học sinh giúp đỡ công việc phù hợp vừa sức cho gia đình trong lớp hoặc xung quanh nơi em ở. - HS trả lời - Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình. - Tự làm lấy công việc của mình - 3à4 HS trả lời Vd: ỷ lại, không tham gia lao động, không tham gia lao động từ đầu đến cuối, hay nản chí không khắc phục khó khăn trong lao động - HS lắng nghe - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. Các nhóm trình bày - Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm hay và nhiều đề tài nhất. Vd: câu ca dao, tục ngữ: 1/Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ 2/ Ai ơi đừng bỏ ... 3/ Làm biếng chẳng ai thiết. Siêng việc ai cũng mời ... - 2 học sinh đọc to, rõ ràng. - HS thực hiện yêu cầu - 2 Học sinh. Cả lớp tham gia. HS còn lại làm giám khảo - Bình chọn phóng viên tốt nhất - Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc to, lớp đọc thầm - HS lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • doc17.doc
Giáo án liên quan