Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Trường Tiểu học Giao Xuân

I. MỤC TIÊU

1.Học sinh nhận thức được

- Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt khó khăn.

2.Biết xác định những khó khăn tron ghọc tập của bản thân và cách khắc phục.

3.Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

+ HĐ1: Kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó

1.GV giới thiệu

2.GV kể chuyện

3.Mời 2 HS kể tóm tắt câu chuyện

 

doc40 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Trường Tiểu học Giao Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp họ. Đó là một hoạt động nhân đạo. HĐ2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1) 1.GV cho từng nhóm HS thảo luận bài tập. 2.Các nhóm HS thảo luận. 3.Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 4.GVKL: -Việc làm trong các tình huống a,c là đúng. -Việc làm trogn tình huống b là sai. HĐ3: Bày tỏ ý kiến (BT3-SGK) Cách tiến hành tương tự như HĐ2 GVKL: -ý kiến a, d là đúng -ý kiến b,c là sai GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trogn SGK. HĐ nối tiếp: HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương... về các hoạt động nhân đạo. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 29 Thứ hai ngày....... tháng........năm 2009 Đạo đức : (Tiết 29) Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (T2) I/ Mục tiêu 1.Hiểu. -Thế nào là hoạt động nhân đạo. -Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo? 2.Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 3.Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng. II/ Tài liệu và phương tiện. -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. -Phiếu điều tra theo mẫu. III/Các hoạt động dạy học HĐ1: Thảo luận theo nhóm đôi (BT4-SGK) 1.GV nêu yêu cầu bài tập 2.HS thảo luận. 3.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. 4.GVKL: -b,c,e là việc làm nhân đạo. -a,d không phải là việc làm nhân đạo. HĐ2: Xử lý tình huống (BT2-SGK) 1.GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống. 2.Các nhóm HS thảo luận về đại diện nhóm trình bày. 3.GVKL: -Tình huống (a) : có thể đẩy xe lăn giúp bạn(nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe. -Tình huống(b) : Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà cụ công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân. HĐ3 : Thảo luận nhóm (BT5-SGK) 1.GV chia nhóm thảo luận. 2.Đại diện nhóm trình bày. 3.GVKL: Cần phải cảm thông, chia xẻ, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn bằng cách tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. KL chung: -GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ. HĐ nối tiếp: HS thực hiện dự án giúo đỡ người khó khăn. hoạn nạn đã XD theo kết quả bài tập 5. Duyệt ngày Tuần 30 Thứ hai ngày....... tháng........năm 2009 Đạo đức : (Tiết 30) Tôn trọng luật giao thông (T1) I/ Mục tiêu 1.Hiểu. Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. 2.HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông. 3.HS biết tham gia giao thông an toàn. II/ Tài liệu và phương tiện. -Một số biển báo giao thông -Đồ dùng hoá trang III/Các hoạt động dạy học HĐ1: Thảo luận nhóm 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạ giao thông. 2.Các nhóm thảo luận và trình bày. GVKL: + Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả? : tổn thất về người và của. + Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân, do thiên tai nhưng chủ yếu là do con người. + Mọi người đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông. HĐ2: Thảo luận nhóm (BT1) 1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 2.Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa?Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông. 3.HS trình bày và GV KL. -Những việc làm trong tranh 2,3,4 là việc làm gây nguy hiểm cản trở giao thông. -Những việc làm các tranh 1,5,6 là các việc chấp hành đúng luật giao thông. HĐ3: Thảo luận nhóm (BT2-SGK) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ -HS dự đoán kết quả của từng tình huống. -GVKL: + Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. + Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi mọi lúc. *GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK. *HĐ nối tiếp: Tìm hiểu biển báo GT nơi em qua lại, ý nghĩa và tác dụng. Duyệt ngày Tuần 31 Thứ hai ngày....... tháng........năm 2009 Đạo đức : (Tiết 31) Tôn trọng luật giao thông (T2) I/ Mục tiêu 1.Hiểu. Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. 2.HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông. 3.HS biết tham gia giao thông an toàn. II/ Tài liệu và phương tiện. -Một số biển báo giao thông -Đồ dùng hoá trang III/Các hoạt động dạy học HĐ1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông. 1. GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. 2. GV hoặc 1 HS điểu khiển cuộc chơi. 3. GV cùng học sinh đánh giá kết quả. HĐ2: Thảo luận nhóm (BT3 - SGK). 1. GV cho mỗi nhóm nhận 1 tình huống, thảo luận cách giải quyết. 2. Từng nhóm báo cáo kết quả - GV đánh giá kết quả làm việc. a. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn: Luật giao thông cần được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. b. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm. c. Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng. d. Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn. đ. Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông. e. Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm. HĐ3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (BT4 - SGK). 1. Đại diện nhóm lên trình bày. 2. GV nhận xét kết quả làm việc. - Kết kuận chung HĐ nối tiếp - Chấp hành tốt luật giao thông nhắc mọi người cùng thực hiện. - Tổ chức diễn đàn “HS với luật giao thông”. Duyệt ngày Tuần 32 Thứ hai ngày....... tháng........năm 2009 Đạo đức : (Tiết 32) Bảo vệ môi trường (T1) I/ Mục tiêu 1.Hiểu. Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch. 2. Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch. 3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II/ Tài liệu và phương tiện. - Các tấm bìa: Xanh, đỏ, trắng - Phiếu giao việc III/Các hoạt động dạy học Khởi động : Trao đổi ý kiến - GV cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi. Em đã nhận được gì từ môi trường? - HS trả lời - GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? HĐ1: Thảo luận nhóm: 1. GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc, thảo luận. 2. Đại diện nhóm trình bày. 3. GV kết luận: Đất bị xói mòn. - Dầu đổ vào đại dương. - Rừng bị thu hẹp. 4. Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. HĐ2: Làm việc cá nhân 1. GV giao nhiệm vụ: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến 2. HS bày tỏ ý kiến. 3. Giáo viên kết luận : - Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g - Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a). - Giết mỏ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác xúc vật ra đường... ô nhiễm nguồn nước (d, e, h). HĐ nối tiếp Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. Duyệt ngày Tuần 33 Thứ hai ngày....... tháng........năm 2009 Đạo đức : (Tiết 33) Bảo vệ môi trường (T2) I/ Mục tiêu 1.Hiểu. Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch. 2. Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch. 3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II/ Tài liệu và phương tiện. - Các tấm bìa: Xanh, đỏ, trắng - Phiếu giao việc III/Các hoạt động dạy học HĐ1: Tập làm “Nhà tiên tri” (BT2 - SGK). 1. GV chia nhóm, các nhóm nhận một tình huống thảo luận. 2. Các nhóm trình bày. 3. GV đưa ra đáp án đúng a. Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này. b. Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người làm ô nhiễm đất và nguồn nước. c. Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi giảm lượng nước ngầm dự trữ. d. Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết. đ. Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn). e. Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. HĐ2 : Bày tỏ ý kiến của em (BT3- SGK) 1.HS làm việc theo từng đôi 2.HS trình bày ý kiến a,b không tán thành c,d,g tán thành HĐ3:Xử lý tình huống 1.HS từng nhóm thảo luận trình bày 2.GV nhận xét cách xử lý. a.Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác. b.Đề nghị chuyển âm thanh. c.Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng HĐ4:Dự án “Tình nguyện xanh” 1.GV chia 3 nhóm -Nhóm 1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm -Nhóm 2 : Tương tự đối với môi trường học 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học. 2.Từng nhóm thảo luận và trình bày 3.GV kết luận chung -GV mời 2 học sinh đọc phần ghi nhớ-SGK HĐ nối tiếp: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Duyệt ngày Tuần 34 Thứ hai ngày....... tháng........năm 2009 Đạo đức : (Tiết 34) Tham quan nghĩa trang liệt sỹ I/ Mục tiêu -HS được đi tham quan nghĩa trang liệt sĩ -Giáo dục HS biết nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc II/Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2.GV giới thiệu mục đích giờ học. 3.GV tổ chức cho HS xếp thành hàng xuống nghĩa trang. -Hướng dẫn HS thắp hương tưởng niệm -GV cùng HS thắp hương -HS được bác quản trang giới thiệu tên tuổi các liệt sĩ thời chống Pháp, chống Mỹ. + Nơi các anh đã hy sinh. + Thân nhân của liệt sĩ. 4.Giáo dục HS cần làm những việc để tỏ lòng ghi nhớ các liệt sĩ: -Thường xuyên bảo vệ và giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ. -Tham gia các buổi lao động -Giúp đỡ người thân của liệt sĩ -Học tập tốt 5.GV tổ chức cho HS về lớp. Duyệt ngày

File đính kèm:

  • docdao duc 4(5).doc
Giáo án liên quan