HS thể hiện được kỹ năng, hành vi đạo đức về trách nhiệm, việc làm của mình đối với ngửụứi lao ủoọng, caực coõng trỡnh coõng coọng
- HS có thói quen lũch sửù, làm việc có ích cho mình và cho mọi người.
- Biết phê phán và không đồng tình với những việc làm không đúng.
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Ôn tập giữa học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Đạo đức
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
- HS thể hiện được kü n¨ng, hµnh vi ®¹o ®øc vỊ tr¸ch nhiệm, viƯc lµm cđa m×nh đối víi người lao động, các công trình công cộng
- HS cã thãi quen lịch sự, lµm viƯc cã Ých cho m×nh vµ cho mäi người.
- BiÕt phª ph¸n vµ kh«ng ®ång t×nh víi nh÷ng viƯc lµm kh«ng ®ĩng.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. KTBC:
- Hãy kể những việc mà em đã thực hiện để tham gia giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương?
- GV KL và khen ngợi HS.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức
+Em hãy nêu các bài đạo đức học từ cuối kì I đến giờ?
+Tại sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
+Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về người lao động?
+Thế nào là lịch sự với mọi người?
+Tại sao ta phải giữ gìn các công trình công cộng?
- Nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
+Với mọi người lao động, đều chào hỏi lễ phép đúng hay sai? Vì sao?
+Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người khác, đúng hay sai?
+Trèo lên các tượng đá của nhà chùa chơi là đúng hay sai? Tại sao?
+Khi đi tham quan, ta bắt chước các anh chị lớn rủ nhau khắc tên lên thân cây là đúng hay sai? Vì sao?
*Gv nhấn mạnh: Là con người chúng ta cần phải biết ơn những người lao động, cần phải giữ lịch sự với mọi người. Đặc biệt là phải biết giữ gìn các công trình công cộng.
4.Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại tên bài đã học.
- Chuẩn bị bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”
- Nhận xét tiết học
- HS kể.
- HS nhắc lại.
+Đó là các bài: kính trọng, biết ơn người lao động, Lịch sự với mọi người, giữ gìn các công trình công cộng.
+Vì: cơm ăn, áo mặc..và biết ơn người lao động.
+Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, Có cấy có trông, có trồng có ăn.
+Lịch sự với mọi ngườitôn trọng, quí mến.
+Công trình công cộng ta phải bảo vệ, giữ gìn.
HS nhận xét bổ sung
+ Đúng. Vì dù là người lao động bình thường nhất, họ cũng đáng được tôn trọng.
+Sai, bất cứ ai bỏ sức lao động ra để làm ra cơm ăn áo mặc của cải cho xã hội thì cũng đều cần được tôn trọng như nhau.
+Sai vì việc làm đó vừa ảnh hưởng đến môi trường vừa làm hư hỏng gãy bể bức tượng đẹp.
+Nhiều người khắc tên lên cây sẽ khiến cây bị chết và còn làm xấu đi cái thẩm mĩ của cảnh quang môi trường.
- HS nêu
Tuần 26
Bài 11. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
Tiết: 1
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
* Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- GD KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo.
II. CHUẨN BỊ:
SGK Đạo đức 4.
Bìa màu: xanh, đỏ.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. KTBC:
+Tại sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
+Thế nào là lịch sự với mọi người?
+Tại sao ta phải giữ gìn các công trình công cộng?
- GV KL và khen ngợi HS.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
*Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu: Đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi 1, 2 trong SGK.
- GV bổ sung và kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
*Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm đôi)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc yêu cầu và thảo luận Bài tập 1. Sau đó, suy nghĩ và phát biểu ý kiến của mình bằng cách giơ bìa màu (theo quy ước, bìa xanh: đồng ý và bìa đỏ: không đồng ý).
- GV nêu từng tình huống.
- GV nhận xét: việc làm a và c là đúng; còn b là sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
*Hoạt động 3: (Làm việc nhóm 6)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc yêu cầu BT 2. Sau đó, thảo luận và nêu cách ứng xử của mình trong từng tình huống.
- GV nêu từng tình huống.
- GV nhận xét và biểu dương số HS có những ứng xử tốt.
- GV tích hợp GD KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường phù hợp với khả năng.
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
Hoạt động tiếp nối:
- HS thực hiện việc quyên góp tiền để mua sách, vở để giúp đỡ bạn Nguyễn Văn An là HS của lớp, đang gặp hoàn cảnh khó khăn: em bị mồ côi cha, gia đình lại rất nghèo (phân công cán sự lớp phụ trách và báo cáo lại kết quả thực hiện của lớp vào tiết sau)
- Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS kể tên, HS khác bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả của mình
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- * Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đưa thẻ; mời một số HS nêu ý kiến của mình vì sao em chọn là đúng, vì sao chưa đúng; HS khác bổ sung.
- HS làm việc.
- Đại diện nhóm nêu cách ứng xử.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
File đính kèm:
- Gan DD 4 Tuan 2526 co CKTKNKNS.doc