I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh biết:
- Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình; do nhà trường địa phương tổ chức.
- Yêu hoà bình quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh liên quan đến chiến tranh, hậu quả chiến tranh.
- Phiếu bài tập.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 2.
- Giấy rô ki ghi bài tập 1, 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài: Em yêu hoà bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 19/3/2008 ĐẠO ĐỨC
Lớp: 5 BÀI: EM YÊU HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh biết:
- Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình; do nhà trường địa phương tổ chức.
- Yêu hoà bình quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh liên quan đến chiến tranh, hậu quả chiến tranh.
- Phiếu bài tập.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 2.
- Giấy rô ki ghi bài tập 1, 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
5’
28’
4’
2’
1. Ổn định
2. Bài cũ: Gọi học sinh nêu
Hỏi: Em biết gì về tổ quốc Việt Nam ?
- Em cần làm gì để thể hiện lòng yêu tổ quốc Việt Nam ?
- Nhận xét:
3. Bài mới:
a. Khởi động:
Hỏi: Bài hát này nói lên điều gì?
- Để trái đất mãi tươi đẹp chúng ta phải làm gì ?
- Giáo viên giới thiệu.
- Cho học quan sát tranh.
Hỏi: Em thấy những gì trong những tranh ảnh đó ?
- Nhận xét:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 37, 38 SGK.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết bảo vệ hoà bình.
- Chia nhóm + giao việc
- Gọi đại diện trình bày.
- Giáo viên kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, đói nghèo, thất học, Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ ( Bài tập 1-SGK)
Mục tiêu: Học sinh biết được trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Cách tiến hành:
- Giáo viên ước: Màu xanh tán thành, màu đỏ không tán thành màu đỏ không tán thành màu vàng là còn lưỡng lự.
- 1 học sinh lần lượt đọc từng ý kiến.
Bài tập 1
- Mời một số học sinh giải thích lý do.
- Giáo viên kết luận các ý kiến (a), (d) là đúng; các ý kiến (b); (c) là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
- Chốt ý, rút bài học.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
Mục tiêu: Học sinh hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
Cách tiến hành:
- Phát phiếu – kết hợp gọi 1 em lên bảng làm.
- Đối chiếu kết quả.
- Gọi học sinh trình bày ý kiến.
- Giáo viên kết luận: Lòng yêu hoà bình được thể hiện qua từng hành động và những việc làm hằng ngày của mối người. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem trong lớp mình bạn nào việc làm đúng thể hiện lòng yêu hoà bình.
Hoạt động 4: Làm bài tập SGK
Mục tiêu: Học sinh biết được hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình.
Các tiến hành:
- Cho học sinh thảo luận cặp đôi SGK.
- Gọi các nhóm lên trình bày trước lớp.
Nhận xét:
- Giáo viên kết luận: Các em cần tham gia và hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả nặng.
- Hoạt động nối tiếp:
+ Các em về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân Việt Nam và thế giới, sưu tầm bài thơ, bài hát truyện về chủ đề em yêu hoà bình.
+ Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.
4. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu lớp thể hiện bài hát “Em yêu hoà bình”.
Hỏi: Qua bài học em hiểu hiểu thêm em có quyền sống và làm gì ?
5. Dăn dò:
- Về học sinh học chuẩn bị tranh ảnh như đã nêu trên, chuẩn bị cho tiết 2.
- Nhận xét tiết học
- Học sinh nêu: Em yêu tổ quocá Việt Nam 2 học sinh trả lời.
- Nhận xét bạn trả lời.
- Học sinh hát bài: Trái đất này
- Học sinh trả lời.
- Nhắc lại.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi- SGK.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh trình bày.
- Nhận xét – bổ sung.
- Học sinh cầm 3 thẻ màu xanh, đỏ, vàng.
- Học sinh tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- Học sinh giải thích.
- Học sinh chú ý.
- Học sinh đọc bài học.
- Cả lớp làm bài cá nhân trên phiếu.
- Học sinh cả lớp cùng đối chiếu.
- Học sinh trình bày.
- Nhận xét:
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh chú ý.
- Học sinh lắng nghe.
- Cả lớp hát.
- Học sinh trả lời.
BGH duyệt Người soạn
Phí Thị Thành
File đính kèm:
- Dao duc Em yeu hoa binh Lop 4.doc