Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 1)

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết:

 - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.

 - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. Bày tỏ sự biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ.

 - Phiếu BT.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc6 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5145 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: Ngày giảng: Đạo đức Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (Tiết 1) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. Bày tỏ sự biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. - Phiếu BT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao? 2. Bài mới: 2.1. GTB: 2.2. HĐ1: Xử lí tình huống (Đóng vai). Mục tiêu: HS dự đoán các tình huống sẽ xảy ra trong truyện, biết liên hệ giải quyết tình huống. - GV cho HS đọc tình huống SGK và QS tranh. - HD HS trả lời các câu hỏi: + Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe Vân nói? + Nếu em là học sinh cùng lớp đó, em sẽ làm gì? Vì sao? + Nêu cách xử lí của nhóm em. - Gọi vài nhóm lên trình bày trước lớp. - GV kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người. "Thầy cô nh thể mẹ cha Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan" 2.3. HĐ2: Thảo luận nhóm đôi (BT1). Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. - GV yêu cầu HS đọc BT, hướng dẫn thảo luận cặp đôi. - Gọi HS trình bày bằng tranh to treo bảng. - GV nhận xét, kết luận. 2.4. HĐ3: Thảo luận nhóm (BT2). Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. - HD học sinh thảo luận nhóm (sáu nhóm) vào phiếu BT (ghi lại những việc làm thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo). - GV nhận xét, kết luận các nhóm. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống lại nội dung chính của bài. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho bài sau (Sưu tầm câu chuyện về thầy cô giáo, chuẩn bị xây dựng tiểu phẩm...sưu tầm các bài thơ, truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của thầy cô giáo). - Nhắc nhở HS liên hệ từ bài học vào thực tế. - Làm BT trong VBT Đạo đức. - 2 HS nêu. - Trả lời câu hỏi. - Đóng vai nêu ra các tình huống có thể xảy ra. - Nêu ra cách xử lí, nhận xét nhóm bạn. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Nhận xét, bổ xung các nhóm. - HS thảo luận nhóm vào phiếu BT, trình bày, nhận xét, bổ xung bạn. ** Biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn thầy cô giáo... - HS đọc ghi nhớ SGK (1 em). Tuần 15 Ngày soạn: Ngày giảng: Đạo đức Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (Tiết 2) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. Bày tỏ sự biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. - Giấy làm bưu thiếp. - Màu vẽ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc lại ghi nhớ của bài. 2. Bài mới: 2.1. GTB: 2.2. HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT 4 - 5). Làm việc theo nhóm vào phiếu BT. Mục tiêu: HS trình bày kết quả đã su tầm đợc thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. - GV cho học sinh tự trình bày theo nhóm những câu ca dao, tục ngữ, tên các câu chuyện su tầm được...vào bảng phụ. - GV nhận xét, đưa ra các câu tục ngữ, ca dao khác: + Không thầy đố mày làm nên. + Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. +Mẹ cha công đức sinh thành Ra trờng thầy dạy học hành cho hay. - GV kết luận: Các câu ca dao tục ngữ khuyên chúng ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy ta điều hay lẽ phải, giúp chúng ta nên người. 2.3. HĐ2: Làm bu thiếp chúc mừng thầy cô giáo. Mục tiêu: HS làm được bưu thiếp để chúc mừng thầy cô giáo, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo cặp. - Cho các em trình bày, nêu ý tưởng của sản phẩm. - GV nhận xét, kết luận. + Cần phải kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống lại nội dung chính của bài. - Nhắc nhở học sinh làm BT trong VBT và chuẩn bị cho bài sau. - Nhắc nhở HS liên hệ từ bài học vào thực tế. - 2 HS đọc thuộc lòng. - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét, bổ xung. *HS nhắc lại. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Trình bày sản phẩm, nêu lên ý tưởng. - Nhận xét, bổ xung các nhóm. ** Biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn thầy cô giáo... *Vài học sinh đọc lại ghi nhớ SGK. Tuần 16 Ngày soạn: Ngày giảng: Đạo đức Bài 8: Yêu lao động (Tiết 1) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Nêu đợc ích lợi của lao động. - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. II/ Đồ dùng dạy học: - SGK, tranh minh hoạ cho truyện. - Một số đồ vật cho trò chơi đóng vai, phiếu BT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ nói về việc kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. 2. Bài mới: 2.1. GTB: 2.2. HĐ1: Liên hệ bản thân. Mục tiêu: HS nêu đợc những việc mà bản thân mình đã làm trong ngày hôm qua. - Câu hỏi: Ngày hôm qua, em đã làm được những công việc gì? - GV kết luận: Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp mình đã làm được rất nhiều công việc khác nhau. 2.3. HĐ2: Tìm hiểu truyện "Một ngày của Pê - chi - a”. Mục tiêu: HS nắm được nội dung truyện, biết được ích lợi của lao động. - GV cho học sinh đọc truyện trong SGK. - Cho các em thảo luận các câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét, kết luận: Lao động mới tạo ra của cải, đem lại cuộc sống ấm no, đem lại niềm vui cho bản thân và mọi người xung quanh, giúp cho con ngời sống tốt hơn. Bởi vậy ta cần phải biết yêu lao động. - Gọi vài HS đọc ghi nhớ trong SGK. 2.4. HĐ3: Thảo luận nhóm (BT1). Mục tiêu: HS biết được những biểu hiện của yêu lao động, lười lao động. - GV cho các em thảo luận cặp đôi vào phiếu BT (Theo nội dung BT), trình bày kết quả. - GV kết luận: + Các biểu hiện yêu lao động: Tự làm lấy công việc của mình, làm tốt công việc được giao... + Các biểu hiện lười lao động: Hay nản chí, không làm tốt công việc được giao, ỷ lại... 2.4. HĐ4: Đóng vai (BT2). Mục tiêu: Biết được những việc làm lời lao động và qua đó bản thân không đồng tình với những việc làm lười lao động. - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS đóng vai. + Mỗi nhóm 5 - 6 em, suy nghĩ trong 2 phút để phân vai và chuẩn bị lời thoại. - GV nhận xét các nhóm và kết luận: + Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường...phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống lại nội dung chính của bài. - Nhắc nhở học sinh làm BT và chuẩn bị cho bài sau. Liên hệ từ bài học vào thực tế. - 2 HS đọc. - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét, bổ xung. Ví dụ: + Em đã làm được hết các bài tập mà cô giáo giao về nhà. + Em giúp mẹ quét nhà. + Em giúp mẹ nấu cơm... - Học sinh kể chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa. - Thảo luận câu hỏi trong SGK. **HS tự nêu ra ý nghĩa của lao động. * 2 em đọc ghi nhớ. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Nhận xét, bổ xung các nhóm. - HS đọc tình huống, phân vai, chuẩn bị lời thoại của chính mình và cách xử lí tình huống.

File đính kèm:

  • docGA Dao duc lop 4 tuan 14, 15, 16 CKTKN.doc
Giáo án liên quan