I.Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
* Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- TKNL (Mức độ: liên hệ): Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- KNS: +KN trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học;
+ Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 10688 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 3
Đạo đức 4
Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
Tiết: 1
I.Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
* Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- TKNL (Mức độ: liên hệ): Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh vềâ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- KNS: +KN trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học;
+ Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức lớp 4
- Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
- Mỗi HS chuẩn bị 2 tấm bìa nhỏ: màu đỏ và xanh.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. KTBC:
KT sự thực hành về “vượt khó trong học tập” của HS trong tuần qua.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến.
b.Nội dung:
* Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”
- GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4 - 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó.
-GV kết luận:
Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
(Câu 1, 2 – SGK tr. 9)
- GV chia HS thành 4 nhóm; mỗi nhóm đọc và thảo luận về một tình huống theo câu hỏi 1 trong SGK.
- GV nêu tiếp câu 2 cho cả lớp thảo luận:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
- GV kết luận:
+ Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
+ Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi
(Bài tập 1 - SGK tr. 9)
- GV nêu cầu bài tập 1:
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
+ GV kết hợp GD KN cho HS biết cần trình bày ý kiến ở của mình ở gia đình và lớp học;
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
(Bài tập 2 – SGK tr. 10)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu:
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
- GV kết luận:
+ Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước.
+ Tích hợp GD KNS: Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
+ GV liên hệ GD HS biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh vềâ việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (điện, nước, gas, ...) để vừa đỡ tốn kém cho gia đình vừa giúp đất nước đỡ phần khó khăn.
4. Hoạt động tiếp nối:
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị bài viết, tranh vẽ về quyền được tham gia ý kiến của mình.
- Thực hành yêu cầu 1 (phần thực hành SGK)
- Một số HS báo cáo.
- HS nhận xét; GV bổ sung và khen ngợi.
- HS nhắc lại.
-HS thảo luận :
+ Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp thảo luận.
- HS trình bày ý kiến, số khác bổ sung.
- HS thảo luận, chọn ý đúng.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- Một số HS giải thích. Số khác bổ sung.
-HS cả lớp thực hiện.
Tuần 6 3
Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
Tiết: 2
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- TKNL (Mức độ: liên hệ): Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- KNS: + Kĩ năng kiềm chế cảm xúc;
+ Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức lớp 4
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. KTBC:
+ KT phần ghi nhớ.
+ KT việc thực hành yêu cầu 1 (phần thực hành SGK)
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Trò chơi “Hãy tiết kiệm điện?”
Nội dung:
HS đóng vai “là người tuyên truyền viên”
+ Giải thích cho gia đình mình hiểu rõ: Vì sao phải tiết kiệm điện ? Tiết kiệm điện bằng cách nào?
+ Nếu gia đình có ý kiến khác, thì em sẽ làm gì?
GV kết luận:
+ GD TKNL: Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (điện, gas, ) là góp phần nhỏ của mình để làm giàu cho gia đình và xây dựng đất nước.
+ Mọi người trong chúng ta, ai ai cũng đều có quyền bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, tế nhị để người khác hiểu hoặc để thuyết phục người khác nghe theo ý kiến của mình.
*Hoạt động 2: “ Hoạt động nhóm”.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi của bài tập 3 (SGK tr. 10).
- GV kết luận:
+ Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình nhưng cần tránh sự nóng vội.
+ GV tích hợp GD KNS: Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ của nhóm mình lên xung quanh tường của lớp học.
- GV kết luận chung:
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
+ GV tích hợp GD KNS: Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
4. Hoạt động tiếp nối:
- HS tiếp tục thực hành theo yêu cầu (Câu 1 và 2 của phần thực hành trong SGK)
- Về chuẩn bị bài tiết sau.
- Vài HS đóng vai bố, mẹ, anh, chị trong gia đình. Một HS xung phong làm tuyên truyền viên.
- HS xem các bạn trong lớp đóng vai. Lần lượt số bạn khác lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận, sau đó bình bầu cách giải thích, cách làm hay nhất?
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
- Lớp đi xem, thảo luận.
- Sau đó lớp có nhận xét chung.
File đính kèm:
- G.án - TUAN 5,6 có CKTKN+TKNL+KNS.doc