I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- GD KNS: KN xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- GD MT: Các công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK Đạo đức 4.
- Bìa màu: xanh, đỏ.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 4125 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Bài 11. GIỮ GÌN CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG CỘNG
Tiết: 1
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- GD KNS: KN xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
- GD MT: Các công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
SGK Đạo đức 4.
Bìa màu: xanh, đỏ.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. KTBC:
- Hãy kể lại những cư xử lịch sự của em với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- GV khen ngợi HS có cách cư xử tốt.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
*Hoạt động 1: (Làm việc nhóm đôi)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc tình huống và thảo luận câu hỏi trong SGK tr 34 .
- GV đi kèm cặp và giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện nhóm HS phát biểu ý kiến.
- GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
- GD MT: Các công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Rút ra phần ghi nhớ.
*Hoạt động 2: (Làm việc cá nhân)
- HS đọc yêu cầu BT1. Sau đó, suy nghĩ và phát biểu ý kiến của mình bằng cách giơ bìa màu (theo quy ước, bìa xanh: đồng ý và bìa đỏ: không đồng ý).
- GV nêu từng tình huống.
- GV nhận xét và KL:
+ Tranh 2 và 4 đúng; còn lại là sai.
+ Bổ sung và KL vì sao việc làm này đúng; còn việc làm ở tranh 1, 3 là sai.
- GD KNS: KN xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng
*Hoạt động 3: (Làm việc nhóm 4)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc kỹ yêu cầu bài tập 2 và thảo luận các tình huống
- GV đi kèm cặp và giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện nhóm HS phát biểu ý kiến.
- GV kết luận về từng tình huống.
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
Hoạt động tiếp nối:
- Hãy kể tên các công trình công cộng ở địa phương em?
- Sau đó, GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: “Điều tra các công trình công cộng ở địa phương em theo mẫu sau:
Bảng Điều tra
(các công trình công cộng ở địa phương em)
STT
Tên công trình công cộng
Tình trạng hiện tại
Lợi ích của công trình
Biện pháp giữ gìn
- HS hát
- HS kể lại.
-HS nhắc lại.
- HS làm việc.
- HS khác bổ sung.
- HS đọc lại.
- HS làm việc
- HS giơ bìa màu và trả lời “vì sao việc làm này là đúng, là sai?”, HS khác bổ sung ý kiến.
- HS làm việc.
- HS khác bổ sung..
Tuần 24
Bài 11. GIỮ GÌN CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG CỘNG
Tiết: 2
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
* Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- GD KNS: KN thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- GD MT: Các công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
SGK Đạo đức 4; bảng phụ.
Bìa màu: xanh, đỏ.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. KTBC:
- Hãy kể tên các công trình công cộng ở địa phương em?
- GV KL và khen ngợi HS.
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
*Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm)
- GV nêu yêu cầu: Đọc yêu cầu bài tập 4; Sau đó, đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra của mình theo mẫu được chuẩn bị sẵn (nhiệm vụ được giao về nhà)
- Lớp thảo luận về các bản báo cáo:
+ Bổ sung tên công trình có ở địa phương.
+ Tình trạng hiện tại ra sao, nguyên nhân vì sao?
+ Lợi ích thiết thực mà công trình mang lại cho nhân dân ta.
+ Biện pháp bảo vệ, giữ gìn của các em.
- GD KNS: KN thu thập và xử lý thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
- GV bổ sung và kết luận
- GD MT: Các công trình công cộng ở địa phương ta, như: nhà văn hóa, rừng cây, cầu, cống, đập, kênh đào, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và ích lợi của nhân dân ta. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
*Hoạt động 2: (Làm việc cá nhân)
- HS đọc yêu cầu BT3. Sau đó, suy nghĩ và phát biểu ý kiến của mình bằng cách giơ bìa màu (theo quy ước, bìa xanh: đồng ý và bìa đỏ: không đồng ý).
- GV nêu từng tình huống.
- GV nhận xét: ý kiến a là đúng; còn lại là sai. Giải thích thêm nếu ý kiến các HS chưa hoàn chỉnh.
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
Hoạt động tiếp nối:
- HS thực hiện các biện pháp giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương mà lớp đã thảo luận và đi đến thống nhất.
- HS hát
- HS kể tên, HS khác bổ sung.
- HS nhắc lại.
- Đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm của mình theo mẫu:
Bảng Điều tra
(các công trình công cộng ở địa phương em).
STT
Tên công trình công cộng
Tình trạng hiện tại
Lợi ích của công trình
Biện pháp giữ gìn
- HS nêu ý kiến và HS khác bổ sung.
- Cả lớp đi đến thống nhất về các biện pháp bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng có ở địa phương.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đưa thẻ; mời một số HS nêu ý kiến của mình vì sao em chọn là đúng, vì sao chưa đúng; HS khác bổ sung.
File đính kèm:
- Gan DD 4 Tuan 2324 co CKTKNGDMTKNS.doc