Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 9: Vẽ hai đường thẳng vuông góc

I. Mục tiu

 - Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke)

 - Biết vẽ đường cao một tam giác.

II. Đồ dùng dạy học

- ke.

- Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy học

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 9: Vẽ hai đường thẳng vuông góc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song. GV nhận xét 3. Bài mới: Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật GV nêu đề bài. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: + Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm + Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng DA = 2 cm. + Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C , lấy đoạn thẳng CB = 2 cm. + Bước 4: Nối A với D . Ta được hình chữ nhật ABCD. Hoạt động 2: Vẽ hình vuơng GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm” Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông. Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng cũng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: +Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm +Bước 2: Vẽ đường thẳng AD vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 3 cm. +Bước 3: Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 3 cm. +Bước 4: Nối A với B. Ta được hình vuông ABCD. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1a/54; 1a/55: Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuơng Bài tập 2: - Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật đúng độ dài đề bài cho - GV cho biết AC, BD là hai đường chéo hình chữ nhật, cho HS đo độ dài hai đoạn thẳng này, ghi kết quả vào ô trống rồi rút ra nhận xét: AC = BD. 4. Củng cố – dặn dò Nhắc lại các bước vẽ hình chữ nhật. Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình vuông. - HS sửa bài - HS nhận xét - HS quan sát và vẽ theo GV vào vở nháp. - Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật. + Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông. - HS quan sát và vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV. - Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông. - HS tự vẽ - HS tự vẽ hình và nêu kết quả - Hs nêu Tập làm văn TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu -Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. -Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích. * KNS: -Thể hiện sự tự tin; -Lắng nghe tích cực; -Thương lượng; -Đặt mục tiêu, kiên định II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Ổn định 2. Bài cũ - Gọi hs đọc đoạn văn - GV nhận xét 3. Bài mới: Khám phá: Giới thiệu bài Kết nối Hoạt động 1: Phân tích đề bài. - GV ghi đề lên bảng, gạch dưới từ quan trọng - GV hd hs lập dàn ý để trao đổi + Nội dung trao đổi là? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? Thực hành Hoạt động 2: Thực hành trao đổi - GV đến từng nhóm giúp đỡ - Thi trình bày trước lớp. Áp dụng -củng cố - Thực hiện lại kích bản đã viết để trao đổi vối người thân - Về nhà viết lại vào vở - Chuẩn bị bài TT - 2, 3 HS đọc các đoạn văn đã được các em chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu. - Cả lớp nhận xét - 1 HS đọc đề bài. - Cả lớp đọc thầm Em có nguyên vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật) . Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. - 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3 + Trao đổi về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu. + Anh hoặc chị của em + Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh, chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy + Em và bạn trao đổi:Bạn đóng vai anh hoặc chị của em. - HS phát biểu: em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi - HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp). - Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện phần trao đổi. - Mỗi nhóm cử một cặp HS đóng vai trình bày trước lớp. - GV hướng dẫn nhận xét theo các tiêu chí. + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không? + Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không? - HS chọn ra cặp HS trao đổi hay nhất. Địa HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TT) ( Tích hợp lồng ghép GDMT: Bộ phận) I.Mục tiêu Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về họat động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (khai thác sức nước, khai thác rừng) Nêu qui trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ Dựa vào lược đồ , bản đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức Xác lập mối quan hệ giũa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với họat động sản xuất của con người. Có ý thức tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân. @ GDMT:-Sự thích nghi và cải tạo mơi trường của con người ở miền núi và trung du @NL: Giáo dục HS SDNLTK chính là bảo vệ nguồn nước,bảo vệ và khai thác hợp lí rừng,tích cực tham gia trồng rừng. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên. - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Ổn định 2. Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên - Nêu câu hỏi GV nhận xét 3. Bài mới: - Giới thiệu bài Hoạt động1: Hoạt động nhóm + Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên? + Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? (dành cho HS khá, giỏi) + Tại sao sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh + Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì + Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì? @NL: Giáo dục HS SDNLTK chính là bảo vệ nguồn nước. + Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Ya-li trên lược đồ hình 4 & cho biết nó nằm trên con sông nào? GV gọi HS chỉ 3 con sông ( Xê Xan, Ba, Đồng Nai) và nhà máy thủy điện Y- a – li trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. GV nhận xét Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 SGK, trả lời các câu hỏi: + Tây Nguyên có những loại rừng nào? + Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? GV giúp HS xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu & thực vật: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùakhô gọi là rừng khộp. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? + Gỗ được dùng làm gì? + Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ? + Nêu nguyên nhân & hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? + Thế nào là du canh, du cư? @GDMT:Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? 4.Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài: TP Đà Lạt - HS trả lời câu hỏi - HS nhận xét + Sông Mê Công, sông Xê Xan, sôngXrê Pôk, sông Đồng Nai, sông Ba + Từ Lào , Cam-Pu-Chia và biển đông chảy vào các Cao nguyên + Vì các sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lồng sông lắm thác ghềnh + để chạy tua-bin sản xuất ra điện + Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường + Nằm trên con sông Xê-Xan - HS quan sát lược đồ hình 4 rồi thảo luận theo nhóm theo các gợi ý của GV + Rừng khộp, rừng rậm nhiệt đới + Nơi có lượng mưa nhiều thì rừng rậm phát triển. Nơi có mùa khô kéo dài rừng rụng lá là rừng khộp + Rừng Tây nguyên cho ta nhiều sản vật + Dùng để xây nhà, làm xưởng mộc - HS tự kể các công việc cần làm đồ gỗ + Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm rẫy , + Du canh: hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chóng cạn kiệt, vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác. + Du cư: hình thức sinh sống , không có nơi cư trú nhất định + Đồng bào định canh, định cư ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất - HS trả lời - Vài học sinh đọc ghi nhớ SINH HOẠT LỚP – TUẦN 9 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được tình hình chung của lớp trong tuần. - Rút kinh nghiệm để góp vào phong trào chung của lớp. - Có phương hướng hoạt động tuần sau. II. Nội dung: 1. Các tổ báo cáo thông qua điểm thi đua của tổ. 2. Lớp phó học tập thông qua số lượt điểm 10 của lớp. 3. Lớp trưởng nêu ưu khuyết điểm về tất cả các mặt hoạt động của lớp. 4. Sao đỏ nêu kết quả thi đua của lớp. 5. Giáo viên nhận xét chung và nêu phương hướng cho tuần sau: - Chuyên cần: .. - Vệ sinh: .. - Đạo đức: . - Học tập:.. III. Phương hướng: - Phát huy mặt mạnh và khắc phục ngay những tồn tại. - Đẩy mạnh việc tự học và chuẩn bị bài ở nhà. - Đôi bạn học tập năng nổ hơn. - Duy trì trực lớp sạch sẽ vào đầu giờ học và sau giờ ra chơi hằng ngày. - Trang phục đúng qui định - Thực hiện truy bài đầu giờ nghiêm túc hơn - Duy trì hát đầu giờ,đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - Sắp hàng ra vào lớp ,đi nhẹ nhàng,không đùa giỡn,leo trèo cầu thang. - Đối với những em không thuộc bài nhắc nhở trước lớp - Giữ vệ sinh môi trường: sân trường,lớp học,cầu thang. - Ban cán sự lớp tích cực hơn nữa. - Chuẩn bị ôn tập kiểm tra giữa kì 1 * KẾT QUẢ THI ĐUA CUỐI TUẦN - Hạng 1: tổ .. - Hạng 2: tổ. - Hạng 3: tổ BGH

File đính kèm:

  • docG.AN tuan 9-THU.doc