Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức: Giúp học sinh:

 -Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.

2.Về kỹ năng:

 - Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng

 - Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

3.Về tình cảm, thái độ:

 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng

 - Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng; Không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 22039 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 và 24: BÀI 11 GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh: -Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội. 2.Về kỹ năng: - Tích cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng - Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng. 3.Về tình cảm, thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng - Đồng tình khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng; Không đồng tình với những người chưa tham gia hoặc không có ý thức giữ gìn các công trình công cộng. II.Tài liệu và phương tiện: Sách giáo khoa Đạo đức, VBT Đ Đ 4 Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, vàng. Tranh vẽ minh họa Nội dung một số câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng. Bảng phụ, giấy, bút Tiết 23: Ngày dạy: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Lịch sự với mọi người Vì sao chúng ta cần phải lịch sự với mọi người? Lịch sự với mọi người để làm gì? Bài mới: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1) Hoạt động 1: Xử lý tình huống (Trang 34/ SGK) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm Yêu cầu thảo luận đóng vai xử lý tình huống -Nhận xét các câu trả lời của HS GV Kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập1 SGK/35) -GV giao cho từng nhóm HS thảo luận BT1 Yêu cầu từng cặp đôi HS bày tỏ ý kiến về các hành vi như hình vẽ: -GV theo dõi các nhóm làm việc Nhận xét các câu trả lời của HS GV: Vậy để giữ gìn các công trình công cộng, em cần phải làm gì? (GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng) -Nhận xét, tổng hợp các câu trả lời của HS Kết luận: -GV kết luận về từng tranh * Tranh 1: Sai *Tranh 2: Đúng *Tranh 3: Sai *Trang 4: Đúng Hoạt động 3: Xử lý tình huống (Bài tập 2, SGK) GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lý tình huống. GV kết luận về từng tình huống a, Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (Công an, nhân viên đường sắt) b, Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. Hoạt động nối tiếp: Về nhà tìm hiểu và ghi chép tình trạng hiện tại của những công trình công cộng ở địa phương em. KT 2 HS Lớp theo dõi nhận xét HS đọc đề bài HS đọc tình huống trong SGK/34 Thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm trình bày Câu trả lời đúng Nếu là Thắng, em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn. Vì nhà văn hóa là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của mọi người, nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường sẽ làm bẩn tường, mất thẩm mỹ chung. HS lớp nhận xét bổ sung 1 HS nhắc lại Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm trình bày kết quả Tranh 1: Nam, Hùng làm như vậy là sai. Bởi vì các tượng đá của nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người, cần được giữ gìn và bảo vệ. Hơn nữa các bạn leo trèo như thế rất nguy hiểm. Tranh 2: Việc làm đó của mọi người lầ đúng. Bởi vì đường là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn. Tranh 3: Việc làm này của hai bạn là sai. Bởi vì việc làm đó vừa ảnh hưởng đến môi trường ( nhiều người khắc tên lên cây sẽ khiến cây bị chết), vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung. Tranh 4: Việc làm này đúng. Vì cột điện là tài sản chung, đem lại điện cho mọi người. Các chú thợ điện sữa chữa cột điện là bảo vệ tài sản chung cho mọi người. HS theo dõi bạn trình bày và nhận xét bổ sung. *3-4 HS trả lời: -Không leo trèo lên các tượng đá, công trình công cộng -Tham gia vào dọn dẹp, giữ gìn công trình chung (Vệ sinh đoàn đường em chăm – Đường La Hối) -Có ý thức bảo vệ của công -Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng các tài sản chung HS lắng nghe Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm trình bày bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp. Tiết 24: Ngày dạy: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Trình bày bài tập (BT 4/ SGK) Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương GV yêu cầu HS thảo luận: -Làm rõ bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân -Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT 3 / SGK) -GV chia nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý tình huống -GV kết luận Ý kiến a đúng Các ý kiến b, c là sai (Có thể tổ chức cho HS đi tham quan một công trình công cộng ở địa phương) GV kết luận chung HS đọc phần ghi nhớ ở SGK Ghi nhớ: Hoạt động 3: Trò chơi: “Ô chữ kỳ diệu” GV đưa ra 3 ô chữ cùng các lời gợi ý kèm theo. Nhiệm vụ của HS cả lớp là phải đoán xem ô chữ đó là những chữ gì? GV phổ biến luật chơi GV tổ chức cho HS chơi GV nhận xét HS chơi Nội dung chuẩn bị của GV Đây là việc làm nên tránh, thường xảy ra ở các công trình công cộng nơi hang đá (có 7 chữ cái) K H Ắ C T Ê N Trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng thuộc về đối tượng này (Có 8 chữ cái) M Ọ I N G Ư Ờ I Các công trình công cộng còn được coi là gì của tất cả mọi người (Có 11 chữ cái) T À I S Ả N C H U N G Hoạt động nối tiếp: Về sưu tầm các tấm gương, các mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. Đại diện nhóm báo cáo Lớp lắng nghe nhận xét Thảo luận về bản báo cáo. HS thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm trình bày Lớp lắng nghe, nhận xét HS tham gia chơi Lớp nhận xét bổ sung

File đính kèm:

  • docDAO DUC 4 BAI11.doc
Giáo án liên quan