Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 10: Lịch sự với mọi người

I.Mục tiêu:

1.Về kiến thức: Giúp học sinh:

 -Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người

 -Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người: làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

2.Về kỹ năng:

 -Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh

 -Có những hành vi văn hóa, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.

3.Về tình cảm, thái độ:

 - Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh.

 - Đồng tình, khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn lịch sự với mọi người. Không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độ lịch sự.

 

doc10 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 20321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 - Bài 10: Lịch sự với mọi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 và 22: BÀI 10 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI I.Mục tiêu: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh: -Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người -Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người: làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. 2.Về kỹ năng: -Cư xử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh -Có những hành vi văn hóa, đúng mực trong giao tiếp với mọi người. 3.Về tình cảm, thái độ: - Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh. - Đồng tình, khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn lịch sự với mọi người. Không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độ lịch sự. II.Tài liệu và phương tiện: Sách giáo khoa Đạo đức, VBT Đ Đ 4 Mỗi HS 3 tấm bìa màu: Xanh, đỏ, vàng. Tranh vẽ minh họa Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự. Bảng phụ, giấy, bút Tiết 21: Ngày dạy: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Kính trọng và biết ơn người lao động -Em hãy nêu 1 – 2 hành động thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động? -Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động? GV nhận xét – đánh giá Bài mới: Lịch sự với mọi người (Tiết 1) Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến GV yêu cầu các nhóm lên đóng vai, thể hiện tình huống của nhóm. -GV hỏi: Các tình huống mà các nhóm vừa đóng đều có các đoạn hội thoại. Theo em, lời hội thoại của các nhân vật trong các tình huống đó đã hợp lý chưa? Vì sao? -Nhận xét câu trả lời của học sinh -Kết luận: Những lời nói, cử chỉ đúng mực là một sự thể hiện lịch sự với mọi người. Hoạt động 2: Phân tích truyện “Chuyện ở tiệm may” -GV đọc (kể) lần 1 câu chuyện “Chuyện ở tiệm may” -Chia lớp thành 3 nhóm -Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: 1.Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên? 2.Nếu là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? 3.Nếu em là cô thợ may, em sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy Vì sao? -Nhận xét câu trả lời của HS -Kết luận: Cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập1 SGK/ 33) - Yêu cầu thảo luận. + Yêu cầu thảo luận cặp đôi, đưa ra Ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp sau và giải thích lý do: Những hành vi, việc làm nào sau đây là đúng? Vì sao? Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “ Thôi, đi đi!”. Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga. Hoạt động 3: Xử lý tình huống (Bài tập 3/SGK trang 33) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ Yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai, xử lý tình huống GV kết luận Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở: + Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy; +Biết lắng nghe khi người khác đang nói; +Chào hỏi khi gặp gỡ; +Cảm ơn khi được giúp đỡ; +Xin lối khi làm phiền người khác; +Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ; +Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác; +Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai, vừa nói. GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. Ghi nhớ: Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người. KT 2 HS Lớp lắng nghe và nhận xét -Lần lượt các nhóm lên đóng vai. -Hs dưới lớp ghi nhớ nội dung tình huống của các nhóm để nêu nhận xét. +Nhóm 1: Đóng vai một cảnh đang mua hàng, có cả người bán và người mua. +Nhóm 2: Đóng vai một cảnh cô giáo đang giảng bài cho HS. +Nhóm 3: Đóng vai hai bạn hS đang trên đường về nhà, vừa đi vừa trao đổi về nội dung bài học ngày hôm nay. +Nhóm 4: Đóng vai cảnh bố mẹ chở con đi học buổi sáng. -Trả lời: (Tùy thuộc vào sự thể hiện vai của các nhóm HS trong các tình huống mà học sinh dưới lớp sẽ đưa ra những lời nhận xét hợp lý, chính xác). VD: +Lời hội thoại của các nhân vật đã hợp lý, vì đã thể hiện đúng vai của mình, sử dụng với những ngôn từ hợp lý, đúng mực. -HS nhận xét, bổ sung. -Tiến hành thảo luận nhóm -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. (Nhóm trình bày sau không trình bày trùng lặp ý kiến với nhóm trước, chỉ bổ sung thêm). Câu trả lời đúng: 1.Em đồng ý và tán thành cách cư xử của hai bạn. Mặc dù lúc đầu bạn Hà cư xử như thế chưa đúng, nhưng bạn đã nhận ra và sửa lỗi của mình. 2.Em sẽ khuyên bạn là: “Lần sau Hà nên bình tĩnh để có cách cư xử đúng mực hơn với cô thợ may”. 3.Em sẽ cảm thấy bực mình, không vui vì Hà là người bé tuổi hơn mà lại có thái độ không lịch sự với người lớn tuổi hơn. -Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Tiến hành thảo luận cặp đôi -Đại diện trình bày từng kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung 1.Nhàn làm thế là sai. Dù là ông lão đi xin nhưng cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng, lễ phép. 2. trung làm thế là đúng. Vì chị phụ nữ ấy rất cần một chỗ ngồi trên ô tô buýt, vì đang mang bầu không thể đứng được. 3. Mấy làm như vậy là sai là không tôn trọng và ảnh hưởng đến những người xem phim khác ở xung quanh. 4. Lâm làm như vậy là đúng. Vì dù với em nhỏ nhưng nếu thấy có lỗi cũng cần phải xin lỗi em nhỏ. 5. Nam làm như vậy là sai. Việc làm của Nam như vậy thể hiện sự không tôn trọng bạn Nga và có thể làm cho bạn Nga hoảng sợ Các nhóm thảo luận Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét bổ sung. (Có thể cho HS ghi vòa bảng học nhóm và đính lên bảng) HS đọc, cả lớp lắng nghe Tiết 22: Ngày dạy: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 2) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Bài cũ: Lịch sự với mọi người 1 – 2 hành động thể hiện lịch sự với mọi người -Vì sao chúng ta phải lịch sự với mọi người? GV nhận xét – đánh giá Bài mới: Lịch sự với mọi người (Tiết 2) Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2,SGK) GV yêu cầu thể hiện như ở HĐ bài tập 3 T1 GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng Các ý kiến a, b, đ là sai Hoạt động 2: Thi: “TẬP LÀM NGƯỜI LỊCH SỰ” -GV phổ biến luật thi: +Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi một lượt chơi mỗi đội cử ra 4 HS, mỗi đội cử 2 đội tham gia làm BGK. +Trong mỗi lượt chơi , GV sẽ đưa ra một số lời gợi ý. +Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là dựa vào gợi ý, xây dựng một tình huống giao tiếp, trong đó thể hiện được phép lịch sự. +Mỗi một lượt chơi, đội nào xử lý tốt tình huống sẽ ghi được tối đa 5 điểm. +Sau các lượt chơi, đội nào ghi được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc GV tổ chức cho HS chơi thử GV tổ chức cho 2 đội HS thi GV cùng BGK nhận xét các đội thi GV khen ngợi đội thắng cuộc VD: GV đưa ra lời gợi ý: Nhân vật là bà cụ, nhân vật bạn HS, đồ vật – 1 giỏ đi chợ. Đội HS phải xây dựng và xử lý được tình huống như sau: Bà cụ đi chợ về, tay xách một giỏ nặng. Bạn HS đi đến, nói lời lễ phép để đề nghị giúp đỡ bà cụ. *Nội dung chuẩn bị của GV: 1.Nhân vật bố, mẹ, hai đứa con và mâm cơm. 2.Nhân vật hai bạn HS và quyển sách bị rách. 3.Nhân vật chú thương binh, bạn HS và một chiếc túi. 4.Nhân vật bạn HS, em nhỏ. *Chú ý: Tùy vào lượng thời gian,GV cân đối và tổ chức các lượt chơi cho HS. Hoạt động 3: TÌM HIỂU Ý NGHĨA MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ -Hỏi:Em hiểu nội dung, ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ sau đây như thế nào? 1.Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 2.Học ăn, học nói, học gói, học mở. 3.Lời chào cao hơn mâm cỗ. -Nhận xét câu trả lời của HS -Yêu cầu đọc phần Ghi nhớ Ghi nhớ: Lịch sự với mọi người là có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc. Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được tôn trọng, quý mến. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Tục ngữ Hoạt động nối tiếp: Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. KT 2 HS Lớp lắng nghe và nhận xét HS trình bày Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung. HS cử HS tham gia Theo dõi luật chơi Theo dõi - lắng xem Tập trung chú ý xem và nhận xét 3-4 HS trả lời Câu trả lời đúng: 1.Câu tục ngữ ý nói: Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái dễ chịu. 2.Câu tục ngữ ý nói: Nói năng là điều rất quan trọng vì vậy cũng như cần phải học như học ăn, học gói, học mở. 3.Câu tục ngữ ý nói: lời chào có tác dụng và ảnh hưởng rất lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi còn có giá trị hơn cả một mâm cỗ đầy. HS dưới lớp nhận xét bổ sung. 1-2 HS đọc Lớp lắng nghe HS lắng nghe và về thực hành.

File đính kèm:

  • docDAO DUC 4 BAI 10.doc
Giáo án liên quan